Viêm nang lông vùng kín khiến cơ quan sinh dục ngứa ngáy, sưng to vô cùng khó chịu. Bị viêm nang lông vùng kín có tự khỏi không? Các phương pháp trị viêm nang lông vùng kín tại nhà, Viêm nang lông vùng kín bôi thuốc gì? Bao lâu thì khỏi? Tất cả sẽ được giải đáp trong nôi dung bài viết dưới đây.
Xem thêm
- Top 10 thuốc trị viêm nang lông dạng kem bôi tốt nhất hiện nay
- 15+ Kem tẩy lông vùng kín vĩnh viễn, không đau rát cho nam nữ tốt nhất
- Top 10 máy triệt lông mini chính hãng hiệu quả, giá rẻ, sử dụng dễ dàng
- 10+ Hình ảnh sau khi triệt lông vùng kín HOT và ĐẸP nhất chị em nên thử
Chức năng của lông vùng kín
Lông vùng kín còn được gọi là lông mu, là loại lông mọc ở phần gò mu ở phụ nữ. Mọc ở phần gốc của dương vật ở nam giới. Chức năng chính của lông vùng kín bao gồm:
- Bảo vệ: Lông mu đóng vai trò như một màng bảo vệ giữa các nếp da vùng kín. Ngăn chặn tình trạng da dính vào nhau. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào vùng kín như nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giảm ma sát và tổn thương da: Lông mu giúp giảm ma sát và bảo vệ da vùng kín khỏi những tác động mạnh như cọ xát trực tiếp trong quá trình hoạt động hàng ngày và trong quan hệ tình dục.
- Duy trì nhiệt độ: Lông mu giúp duy trì nhiệt độ ổn định của vùng kín. Trong những ngày thời tiết lạnh, nó cung cấp cảm giác ấm áp và có khả năng tiết ra chất dầu dưới tuyến da. Giúp làm mát vùng kín khi trời nóng.
- Phéromone: Lông mu chứa các tuyến chất pheromone, một loại hóa chất tự nhiên được tiết ra bởi cơ thể. Phéromone giúp thu hút sự quan tâm và tương tác với người khác phái.
Viêm nang lông vùng kín sưng to ở nam và nữ là gì?
Bệnh viêm nang lông vùng kín sưng to ở nam và nữ có thể được gọi là viêm nang lông ở vùng kín hoặc viêm nang lông vùng kín sưng to. Đây là một tình trạng ngoại da khi các nang lông ở vùng kín trở nên viêm và sưng to, gây ra các triệu chứng như mụn nhọt, mụn mủ, apxe (sưng tủy nang lông) và viêm nhiễm vùng kín.
Nguyên nhân gây viêm nang lông vùng kín
Viêm nang lông vùng kín nữ, viêm nang lông vùng kín nam có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phải kể đến như:
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể xâm nhập vào các nang lông và gây nhiễm trùng. Vi khuẩn Staphylococcus aureus là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông.
- Lông mọc ngược: Khi lông mọc ngược vào trong da hoặc gặp tắc nghẽn, tế bào chết, mồ hôi và dầu tự nhiên có thể dẫn đến viêm nang lông.
- Ma sát và áp lực: Mặc quần áo chật, sử dụng quần áo bó sát, đặc biệt trong thời tiết nóng và ẩm ướt. Có thể tạo ra ma sát và áp lực lên da vùng kín. Điều này có thể kích thích viêm nang lông và gây ra các triệu chứng viêm.
- Vệ sinh không đúng cách: có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nang lông.
- Môi trường ẩm ướt: Tiếp xúc với môi trường ẩm ướt như bồn tắm nước nóng bẩn hoặc bể bơi không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra viêm nang lông.
- Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Một số sản phẩm chăm sóc vùng kín có thể chứa các chất hóa học gây kích ứng cho những người có da nhạy cảm.
Để ngăn ngừa viêm nang lông ở vùng kín cần phải duy trì vệ sinh cá nhân tốt. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Hạn chế áp lực và ma sát trên da vùng kín, tránh tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, không vệ sinh.
Cách nhận biết viêm nang lông vùng kín
Các triệu chứng của viêm nang lông vùng kín bao gồm: sưng to, đỏ, đau và có thể xuất hiện mụn nhọt hoặc mụn mủ tại vùng kín. Ngoài ra, viêm nang lông cũng có thể gây ngứa, khó chịu.
Để điều trị viêm nang lông vùng kín, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ bệnh. Sau đó, chỉ định cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm nang lông vùng kín có tự khỏi không? Viêm nang lông vùng kín bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm nang lông vùng kín nam, nữ có tự khỏi không? Giải đáp cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu ở mức độ nhẹ, bệnh viêm nang lông có thể tự khỏi trong khoảng 2 tuần mà không cần điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài. Có dấu hiệu nhiễm trùng nặng. Bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh. Sau đó, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Các phương pháp điều trị viêm nang lông vùng kín
Tùy thuộc vào mức độ viêm nang lông vùng kín, sẽ có phương pháp điều trị khác nhau cho từng trường hợp cụ thể.
Đối với các trường hợp nhẹ
Thông thường, các trường hợp viêm nang lông ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống như thuốc sát khuẩn, kháng sinh, kháng nấm và thuốc kháng virus… để giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Điều trị viêm nang lông vùng kín sưng to
Trong những trường hợp khó điều trị hoặc tái phát thường xuyên. Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chữa trị như liệu pháp ánh sáng, laser và tiểu phẫu.
Liệu pháp ánh sáng và laser có thể giúp làm giảm viêm, kích thích sự phục hồi của da và cải thiện tính thẩm mỹ. Còn phương pháp tiểu phẫu được sử dụng trong trường hợp nốt mụn mủ quá lớn để loại bỏ mủ và giảm ngứa rát.
Viêm nang lông vùng kín bôi thuốc gì?
Viêm nang lông vùng kín là một vấn đề phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Dưới đây là một số lựa chọn về thuốc và liều dùng để điều trị viêm nang lông vùng kín:
Dung dịch sát khuẩn:
- Povidon-iodin 10%
- Hexamidine 0.1%
- Chlorhexidine 4%
Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ:
- Kem hoặc mỡ axit fucidic: bôi 1-2 lần/ngày
- Mỡ Mupirocin 2%: bôi 3 lần/ngày
- Mỡ Neomycin: bôi 2-3 lần/ngày
- Kem silver sulfadiazin 1%: bôi 1-2 lần/ngày
- Dung dịch erythromycin: bôi 1-2 lần/ngày
- Dung dịch Clindamycin: bôi 1-2 lần/ngày
Kháng sinh đường toàn thân:
- Cloxacilin: uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cứ 6 giờ, liều từ 250-500 mg cho người lớn và 12.5-25 mg/kg cho trẻ em dưới 20kg cân nặng.
- Amoxicillin/Clavulanic: uống, người lớn dùng 875/125 mg x 2 lần/ngày, trẻ em dùng 25 mg/kg/ngày chia hai lần.
- Clindamycin: uống hoặc truyền tĩnh mạch, người lớn dùng 300-400 mg x 3 lần/ngày, trẻ em dùng 10-20 mg/kg/ngày chia 3 lần.
- Vancomycin (trường hợp do tụ cầu vàng kháng Methicilin): truyền tĩnh mạch chậm, người lớn dùng liều 30 mg/kg/ngày chia 4 lần (không dùng quá 2 g/ngày), trẻ em dùng liều 40 mg/ngày chia 4 lần.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn thuốc điều trị phù hợp.
Trị viêm nang lông vùng kín tại nhà
Đối với những trường hợp viêm nhiễm nang lông ở mức độ nhẹ. Bạn có thể áp dụng một số mẹo trị viêm nang lông vùng kín tại nhà dưới đây để hỗ trợ giảm sưng ngứa và cải thiện tình trạng bệnh.
Chữa viêm nang lông vùng kín bằng trà xanh
Trà xanh có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp ích trong việc trị viêm nang lông. Dưới đây là cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 1-2 nắm lá trà xanh bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Bước 2: Đun sôi một nồi nước và cho lá trà xanh vào nước sôi. Để lá trà xanh ngâm trong nước trong khoảng 10-15 phút để tạo ra nước trà.
- Bước 3: Để nước trà xanh nguội tự nhiên cho đến khi nhiệt độ phù hợp để sử dụng trên da.
- Bước 4: Dùng khăn tắm hoặc bông gòn thấm vào nước trà xanh và nhẹ nhàng lau rửa vùng da bị viêm nang lông. Hạn chế chà xát mạnh để tránh làm vỡ mụn nhọt và lan rộng ra các vùng da khác.
- Bước 5: Sau khi rửa vùng da bị viêm nang lông bằng nước trà xanh, sử dụng khăn bông sạch để nhẹ nhàng lau khô vùng da.
Chữa viêm nang lông bằng gel lô hội
Gel lô hội có tác dụng làm dịu tình trạng ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy. Bạn có thể bôi gel lô hội nguyên chất lên vùng da viêm sau khi đã làm sạch vùng da. Gel lô hội cũng có khả năng ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Dùng kem dưỡng giảm ngứa da
Kem dưỡng giảm ngứa da chứa thành phần hydrocortisone. Một loại thuốc steroid giúp giảm ngứa, sưng và đỏ – các triệu chứng của viêm nang lông. Bạn chỉ nên bôi một lớp mỏng kem lên vùng da bị viêm. Sau đó, rửa tay sạch sau khi sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm có thể giúp điều trị viêm nang lông. Trong đó, phải kể đến như tinh dầu quế, tinh dầu chanh, tinh dầu đinh hương, tinh dầu tràm, bạch đàn, tinh dầu hoa cúc…
Lưu ý: Bạn nên thêm một vài giọt vào kem dưỡng ẩm. Đồng thời, không sử dụng trực tiếp lên da hoặc sử dụng quá nhiều tinh dầu trong một lần, để tránh kích ứng da.
Cách phòng tránh viêm nang lông đơn giản và hiệu quả
Để phòng ngừa viêm nang lông vùng kín, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi để tránh sự ma sát giữa da vùng kín và quần áo.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng để rửa vùng kín. Lựa chọn dung dịch nhẹ nhàng và kết hợp với nước ấm. Tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Sử dụng khăn sạch để lau nhẹ vùng kín. Đồng thời, không dùng chung khăn tắm với người khác và thay khăn thường xuyên.
- Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da mặt cho vùng kín. Đối với việc tẩy da chết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để đảm bảo không gây tổn thương cho da âm đạo.
- Nếu lông mu quá rậm rạp, bạn có thể tỉa bớt lông. Tuy nhiên, hãy giữ lại một đoạn lông mu vừa đủ để tránh ngứa và để lông mu thực hiện chức năng bảo vệ.
- Khi cạo lông mu, hãy sử dụng dao cạo điện chuyên dụng. Nhớ thay đổi đầu dao thường xuyên. Đầu dao cạo cần sắc và sạch sẽ. Đảm bảo cạo lông mu với kỹ thuật đúng và cẩn thận để tránh tổn thương da.
- Hạn chế sử dụng phương pháp wax lông thường xuyên. Vì nó có thể làm da vùng kín trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương.
Lưu ý: Mỗi người có điều kiện da và sức khỏe riêng. Vì vậy, bạn nên đi khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm nang lông vùng kín: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Bên cạnh viêc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Người bệnh cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân. Có như vậy, bệnh mới nhanh chóng được đẩy lùi.