Vảy nến nằm trong nhóm bệnh tự miễn, với các triệu chứng biểu hiện ở ngoài da gây mất thẩm mỹ. Vậy bệnh vảy nến có lây không? Triệu chứng nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây!
Bệnh vảy nến là gì? Nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến
Trước khi tìm lời giải cho câu hỏi “bệnh vảy nến có lây không?” Hãy cùng điểm qua một số thông tin về triệu chứng, nguyên nhân để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, ảnh hưởng đến da và đôi khi cả khớp. Bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động sai lầm. Dẫn đến tăng tốc quá trình phát triển tế bào da, làm cho da tạo thành các mảng bám dính, dày và có vảy.
Các vị trí thường bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến bao gồm khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng dưới,…Các triệu chứng của bệnh vảy nến có thể thay đổi từ người này sang người khác, nhưng đa phần sẽ có các biểu hiện như:
- Vảy da: Da bị tạo thành các mảng dày, có vảy trên mặt, màu sắc thường là màu bạc hoặc xám. Vết thương có thể gây ngứa hoặc đau.
- Sưng đỏ: Các vùng da bị ảnh hưởng thường sưng, đỏ hoặc hồng.
- Ngứa: Da có thể trở nên ngứa ngáy và gây khó chịu.
- Chảy máu: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các vùng da bị tổn thương có thể chảy máu khi bị tác động.
- Biểu hiện khớp: Một số người bị bệnh vảy nến còn có thể phát triển triệu chứng viêm khớp gây đau và sưng ở khớp.
Bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm trạng tinh thần của người bệnh. Vì tình trạng da rất dễ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mấy tự ti và khó chịu.
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi dứt điểm bệnh vảy nến. Các biện pháp điều trị, chỉ dừng lại ở việc kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Các loại bệnh vảy nến thường gặp
Bệnh vảy nến được chia thành nhiều thể khác nhau. Trong đó, phải kể đến như:
- Vảy nến thông thường: Là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng tỉ lệ 90%. Với các triệu chứng điển hình như: xuất hiện các mảng da khô, ngứa và có vảy trắng xuất hiện ở cẳng tay, cẳng chân, vùng rốn và da đầu.
- Vảy nến thể giọt: Xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ hình giọt nước có vảy trên thân, cánh tay hoặc chân. Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và thanh niên.
- Bệnh vảy nến mủ: Là dạng rất hiếm gặp, biểu hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, chứa đầy mủ, phồng rộp có mủ.
- Vảy nến nghịch đảo: Hình thành các mảng đỏ trên các nếp gấp trên da như háng, mông, vùng ngực dưới và xung quanh bộ phận sinh dục.
- Vảy nến đỏ da toàn thân: Ít phổ biến, bệnh lan rộng và có thể phát triển từ bất kỳ loại vảy nến nào khác.
- Vảy nến móng tay: Gây biến đổi móng tay và móng chân, làm móng bị rỗ, thay đổi hình dạng và màu sắc.
- Bệnh vảy nến trẻ sơ sinh: Thường xuất hiện ở vùng quấn tã ở trẻ em. Các triệu chứng có thể kéo dài lên thân hoặc tay chân.
- Vảy nến ở miệng: Rất hiếm, xuất hiện dưới dạng các mảng màu trắng hoặc vàng xám.
- Vảy nến tiết bã: Biểu hiện dưới dạng các mảng đỏ có vảy nhờn. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở các vùng sản xuất nhiều bã nhờn như da đầu, trán, nếp gấp da cạnh mũi, da quanh miệng và trên ngực phía trên xương ức.
Bệnh vảy nến có lây không?
Khi nhìn thấy các triệu chứng kém thẩm mỹ do bệnh vảy nến gây ra. Nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc rằng: “Bệnh vảy nến có lây không?”.
Bệnh vảy nến (psoriasis) là một căn bệnh ngoài da gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn KHÔNG lây nhiễm từ người này qua người khác.
Do đó, bạn không cần lo lắng về việc lây truyền bệnh thông qua tiếp xúc với người mắc bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn dịch, nó xuất hiện khi hệ miễn dịch tấn công sai các tế bào da. Dẫn đến việc tăng tốc độ sản xuất tế bào da mới và hình thành vảy trên bề mặt da.
Tuy nhiên không có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc, nhưng bệnh lại có tính di truyền. Theo các số liệu thống kê, có khoảng 10% con mắc bệnh này nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh này. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc vẩy nến lên đến 40% nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Trong đó, phải kể đến như:
Yếu tố di truyền
Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh vảy nến. Như đã nói ở trên, nếu có tiền sử gia đình về bệnh này. Thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số gen cụ thể liên quan đến hệ miễn dịch. Quá trình phát triển tế bào da có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.
Tác nhân ngoại sinh và yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường như chấn thương da, nhiễm trùng, bỏng nắng, phẫu thuật,… có thể kích thích sự phát triển của bệnh vảy nến.
Bên cạnh đó, các yếu tố tâm lý như: stress, căng thẳng, rối loạn lo âu kéo dài,… có thể gây ra sự bùng phát hoặc tăng cường triệu chứng của bệnh.
Một số trường hợp khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc dùng thuốc corticosteroid kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vảy nến.
Đối tượng có nguy cơ mắc vảy nến
Theo nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, vảy nến là căn bệnh chiếm khoảng 2%-3% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo từng độ tuổi, vùng miền, dân tộc, kết hợp với cả yếu tố di truyền và môi trường. Vậy ai có nguy cơ bị vảy nến?
- Bệnh vảy nến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện trước 20 tuổi.
- Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh vảy nến.
- Người châu Âu có nguy cơ cao hơn mắc bệnh vảy nến so với người châu Á.
- Người mắc các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có nguy cơ cao hơn bị bệnh vảy nến.
- Bệnh vảy nến có liên quan đến béo phì và một số rối loạn tim mạch và chuyển hóa như tiểu đường. Các yếu tố này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vảy nến.
Tác hại của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng là gây ra ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, căn bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến và khó khăn trong việc điều trị.
Dưới đây là một số biến chứng của bệnh vảy nến gây ra.
Tác động tinh thần và tâm lý
Bệnh vảy nến không chỉ gây ra sự khó chịu về mặt vật lý mà còn có thể gây tác động tâm lý nghiêm trọng. Triệu chứng ngứa ngáy, việc không thể che dấu được vảy trên da. Khiến người bệnh mất tự tin, lâu dần dễ dẫn đến tình trạng lo âu, trầm cảm, ngại tiếp xúc xã hội.
Biến chứng về da
Bệnh vảy nến có thể gây ra các biến chứng như viêm nhiễm nấm da, viêm da cơ địa, và viêm da do tiếp xúc với hóa chất. Nguy cơ này tăng do việc cơ địa da bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh.
Viêm khớp vảy nến
Khoảng 30% người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ phát triển viêm khớp vảy nến. Đây là tình trạng viêm khớp liên quan đến bệnh vảy nến, gây đau và hạn chế chức năng cơ xương.
Tăng nguy cơ các bệnh khác
Bệnh vảy nến có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như bệnh Crohn (viêm đại tràng), bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm và tăng huyết áp.
Tiểu đường
Người trẻ tuổi mắc bệnh vảy nến có thể có nguy cơ tăng huyết đường và mắc bệnh tiểu đường.
Tăng huyết áp
Người mắc bệnh vảy nến có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn so với người không mắc bệnh này.
Việc hiểu rõ về các biến chứng và tác động của bệnh vảy nến vô cùng quan trọng, giúp người bệnh và bác sĩ có thể đưa ra những quyết định điều trị tốt nhất.
Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?
Bệnh vảy nến có lây không? Bệnh có khỏi được không? Điều trị bệnh như thế nào?
Dưới đây là một tóm tắt về các phương pháp điều trị và liệu pháp thông thường được sử dụng:
- Thuốc bôi da: Đây là phương pháp điều trị ban đầu thường được sử dụng cho bệnh vảy nến. Các loại kem, thuốc mỡ chứa corticosteroid, vitamin D, anthralin hay các dẫn chất của vitamin A,… có thể được sử dụng để giảm viêm và làm giảm triệu chứng.
- Liệu pháp quang học: Ánh sáng cực tím có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh vảy nến. Đây là một phương pháp hiệu quả cho việc điều trị các vùng da bị ảnh hưởng lớn.
- Thuốc uống và tiêm: Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi các phương pháp bôi và liệu pháp quang học không hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc uống hoặc tiêm tác động trên cơ thể toàn bộ. Các loại thuốc này có thể là methotrexate, ciclosporin hoặc acitretin.
- Thuốc sinh học: Thuốc sinh học là một phương pháp mới và hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến. Chúng là các loại protein được sản xuất để kiểm soát quá trình miễn dịch liên quan đến bệnh. Các loại thuốc sinh học này có thể là các chất kháng TNF-alpha như etanercept, adalimumab, các chất kháng IL-17A như ixekizumab, secukinumab, hoặc các chất kháng IL-23 như guselkumab và risankizumab.
Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp.
Cách phòng tránh bệnh vảy nến
Để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Tăng cường sức đề kháng: Duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm: chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng,… để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và chấn thương: Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm trùng, đảm bảo vệ sinh da đúng cách. Hạn chế các tác nhân gây chấn thương da để tránh kích thích sự phát triển của bệnh.
Tầm soát và phát hiện sớm: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh vảy nến, cần thường xuyên kiểm tra da để phát hiện các triệu chứng sớm. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát tình trạng và tránh bệnh nặng hơn.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Đối với những người đã mắc bệnh vảy nến, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc, cách vệ sinh da.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Tia tử ngoại có thể kích thích sự phát triển của triệu chứng bệnh vảy nến. Sử dụng kem chống nắng và che kín cơ thể khi tiếp xúc với nắng.
Sản phẩm dinh dưỡng và kiêng ăn: Bổ sung thức ăn chứa acid folic và omega-3 có thể giúp hỗ trợ sức khỏe da. Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo có thể giúp kiểm soát triệu chứng.
Người bệnh cũng không nên hoang mang hay lo lắng khi mắc bệnh vảy nến. Thay vào đó, hay thường xuyên trao đổi với bác sĩ Da liễu để được tư vấn về cách điều trị.
Tạm kết
Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đọc đã có lời giải cho câu hỏi “bệnh vảy nến có lây không?”. Thay vì lo lắng, người bệnh nên chủ động đi khám và tầm soát sớm để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh biến chứng nặng hơn.