Dị ứng thời tiết là triệu chứng thường gặp ở nhiều người mỗi khi tiết trời thay đổi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Cũng như giải đáp da mặt bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì…
Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là một loại dị ứng môi trường, có nghĩa là cơ thể phản ứng quá mức đối với các yếu tố trong môi trường. Như thay đổi thời tiết, độ ẩm, ô nhiễm không khí và các tác nhân môi trường khác.
Khi mắc bệnh này, hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường và gây ra các triệu chứng dị ứng. Bao gồm viêm nhiễm, ngứa, sưng, chảy nước mắt, ho, khó thở…
Các loại dị ứng thời tiết bao gồm:
- Dị ứng phấn hoa;
- Dị ứng nấm mốc;
- Bị dị ứng không khí ô nhiễm;
- Dị ứng liên quan đến sự thay đổi môi trường.
Triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của dị ứng thời tiết có thể thay đổi tùy theo người và điều kiện môi trường cụ thể.
Dấu hiệu khi bị dị ứng thời tiết
Triệu chứng dị ứng thời tiết thường đa dạng, không chỉ giới hạn ở da liễu mà còn có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Cụ thể như sau:
Triệu chứng về da liễu:
- Da mẩn đỏ: Da có thể xuất hiện các vùng mẩn đỏ, từ những vết nhỏ đến những vùng rộng lớn. Có thể là các vết phồng nhẹ hoặc mẩn nổi cộm hơn.
- Ngứa và nóng rát: Cảm giác ngứa và nóng rát trên da, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái.
- Sưng to: Trong trường hợp nặng, vùng da bị dị ứng có thể sưng to, gây khó chịu và tạo ra sự bất tiện.
Triệu chứng về hệ hô hấp:
- Viêm mũi dị ứng: Người bị dị ứng thời tiết có thể trải qua sự kích ứng và viêm nhiễm ở mũi. Dẫn đến sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi và khó thở qua mũi.
- Ho và khó thở: Dị ứng thời tiết có thể gây ra triệu chứng ho và khó thở. Đặc biệt khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa.
- Khò khè: Một số người bị dị ứng thời tiết có thể trải qua triệu chứng khò khè.
Dấu hiệu hệ tiêu hóa:
- Khó tiêu và tiêu chảy: Một số người có thể trải qua triệu chứng tiêu chảy hoặc khó tiêu sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng thời tiết.
Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết
Bên cạnh yếu tố thời tiết là thủ phạm chính gây dị ứng thời tiết thì còn có nhiều yếu tố khác. Cụ thể như sau:
- Điều kiện thời tiết: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cùng với các thay đổi đột ngột về độ ẩm và chất dị ứng có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của dị nguyên gây dị ứng. Những điều kiện này làm hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn và dễ gây ra phản ứng dị ứng.
- Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng, tức là có hệ miễn dịch dễ bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng. Thường dễ bị tác động hơn và phản ứng mạnh hơn. Cơ địa dị ứng có thể do yếu tố di truyền.
- Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết. Nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử dị ứng thời tiết hoặc các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng. Nguy cơ mắc bệnh dị ứng thời tiết ở con cái sẽ tăng lên.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể trở nên yếu hơn trong việc kiểm soát các tác nhân gây dị ứng và phản ứng dị ứng có thể tăng cường. Hệ miễn dịch suy giảm có thể do các yếu tố như căn bệnh khác, sử dụng thuốc hoặc tình trạng sức khỏe tổng thể không tốt.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Vậy dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Đặc biệt, với những trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra những biến chứng sau:
- Tình trạng hen suyễn trở nặng: Với những người bị hen suyễn bệnh sẽ trở nặng hơn khi hít phải phấn hoa hay các tác nhân gây dị ứng khác.
- Sốc phản vệ: Khi bị dị ứng bởi thời tiết có thể gây khó thở, giảm huyết áp. Thậm chí là sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
- Nhiễm trùng khoan mũi: Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể tăng nguy cơ viêm xoang, nhiễm trùng khoang mũi.
Để hạn chế những biến chứng kể trên, mọi người nên chủ động điều trị và phòng bệnh. Tốt nhất nên đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản
Với các trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ có thể áp dụng mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà dưới đây.
Dùng gừng tươi chữa dị ứng thời tiết
Gừng tươi được ứng dụng chữa nhiều bệnh lý trong đó có dị ứng thời tiết. Trong gừng chứa Gingerol có khả năng giảm viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da và ngăn ngừa sự tổn thương do oxi hóa. Ngoài ra, gừng còn có khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa và làm dịu những biểu hiện như mẩn đỏ trên da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 củ gừng tươi, ưu tiên chọn gừng già.
- Rửa sạch gừng để loại bỏ bụi bẩn, sau đó đập dập.
- Đun sôi một nồi nước và thêm gừng đã chuẩn bị vào, nấu trong khoảng 10 phút.
- Nước gừng sau khi nấu pha thêm nước sạch để có độ ấm vừa phải. Sử dụng nước này để tắm hàng ngày, giúp giảm triệu chứng dị ứng thời tiết một cách hiệu quả.
Nước rau má
Nước rau má không chỉ là một thức uống ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt và loại bỏ các độc tố, hỗ trợ chức năng gan.
Từ lâu, dân gian đã biết dùng nguyên liệu này để chữa nhiều bệnh lý. Trong đó, cách chữa dị ứng thời tiết bằng rau má được nhiều người ứng dụng.
Cách làm:
- Lấy một nắm lá rau má rửa sạch, lấy cả phần rễ của cây.
- Tiến hành xay hoặc giã nát rau má.
- Sau đó, lọc để thu được phần nước ép và dùng hàng ngày.
Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà với trà xanh
Trà xanh, một nguyên liệu cung cấp vitamin, khoáng chất và các hoạt chất kháng viêm dồi dào. Mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm sạch da, giảm viêm nhiễm và thúc đẩy tái tạo tế bào da.
Loại lá này cũng có thể được áp dụng để giảm triệu chứng dị ứng thời tiết tại nhà một cách tự nhiên và hiệu quả.
Cách làm:
- Chọn một lượng lá trà xanh vừa đủ. Nên lựa chọn loại lá bánh tẻ để đảm bảo chất lượng dược chất.
- Rửa sạch lá trà và ngâm trong nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút, sau đó vớt lá trà ra để ráo nước.
- Cho lá trà xanh vào nồi nước và đun sôi ở lửa nhỏ. Khi đã nấu sôi khoảng 10 phút, tắt bếp và chắt nước trà ra.
- Hòa nước trà với một lượng nước sạch để làm dịu và dùng để tắm.
- Phần bã trà vò nát và nhẹ nhàng chà lên da để giảm ngứa và mẩn đỏ.
Muối trắng
Muối không chỉ làm gia vị mà còn sử dụng để chữa bệnh. Công dụng chính của muối trong y học đó chính là tiêu độc, giảm sưng viêm.
Với những người bị dị ứng thời tiết, muối có thể là một biện pháp chữa tại nhà mang lại hiệu quả đáng kể. Việc sử dụng muối sẽ giúp giảm ngứa da, làm dịu vết sần và mẩn đỏ, cải thiện tình trạng tổn thương da.
Cách làm:
- Chuẩn bị 3 – 4 thìa muối trắng và hòa chúng vào nước ấm để tạo ra dung dịch muối.
- Sử dụng dung dịch muối trên pha với nước sạch và sử dụng để tắm đều đặn hàng ngày.
- Sau khi tắm bằng dung dịch muối, bạn nên tắm lại bằng nước mát để làm dịu da.
Sử dụng lá lốt trị hiệu quả dị ứng thời tiết
Lá lốt có tác dụng giảm các triệu chứng phổ biến của bệnh da liễu và dị ứng, như ngứa, sưng, ửng đỏ và bong tróc. Trong lá lốt chứa Piperidin và Piperin giúp làm dịu và cải thiện tình trạng da hiệu quả.
Khả năng kháng viêm và kháng khuẩn của lá lốt đã tạo nên sự phổ biến và sự ứng dụng ngày càng cao trong việc điều trị bệnh da và dị ứng.
Cách làm:
- Chuẩn bị lá lốt tươi, tốt nhất là lựa chọn lá bánh tẻ và 1 – 2 thìa muối biển.
- Rửa sạch lá lốt và đun sôi trong nồi nước cùng với muối trong khoảng thời gian 10 – 15 phút.
- Lấy phần nước sau khi đun hòa cùng nước mát để tắm.
- Bã lá lốt có thể được dùng để nhẹ nhàng chà lên da
Lưu ý: Không nên sử dụng sữa tắm kết hợp với nước lá lốt để tránh làm giảm hiệu quả.
Lô hội – Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả cao
Lô hội có khả năng làm dịu da, giảm kích ứng, ngứa ngáy và phát ban. Đặc biệt, lô hội chứa các chất chống oxy hóa và vitamin quan trọng giúp tái tạo da và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Cách làm:
- Chọn bẹ lô hội mập, tươi.
- Rửa sạch lô hội, loại bỏ phần vỏ và tiến hành rửa lại một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn lớp nhựa vàng.
- Sử dụng thìa để cạo phần gel từ bên trong lô hội. Sau đó, thoa đều lượng gel này lên da đã được làm sạch.
- Để gel lô hội khô trên da trong khoảng 15 phút, sau đó sử dụng nước sạch để rửa sạch lại.
Lá khế
Lá khế không chỉ được sử dụng cho việc nấu nước tắm cho trẻ nhỏ mà còn có tác dụng giảm cơn ngứa ngáy và mẩn đỏ do dị ứng thời tiết, mề đay, tổ đỉa, á sừng và nhiều tình trạng khác.
Để trị dị ứng thời tiết bằng lá khế, các bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
Lá khế sao héo:
- Rửa sạch lá khế tươi, ngâm với nước muối loãng và để ráo.
- Sau đó, sao vàng lá khế, để nguội rồi chà nhẹ lên da.
- Thực hiện thao tác này 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tắm nước lá khế:
- Dùng khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch và vò nát.
- Nấu nước lá khế trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó hòa với nước tắm thông thường và tắm đều đặn hàng ngày.
Khoai tây
Bạn có thể không biết, khoai tây cũng là một biện pháp chữa trị dị ứng thời tiết hiệu quả tại nhà.
Khoai tây là một nguồn cung cấp vitamin phong phú cùng với khoáng chất kali, giúp giảm ửng đỏ và ngứa ngáy trên da. Ngoài ra, khoai tây còn giúp ngăn chặn sự hình thành thâm sẹo, tạo độ mềm mịn và dịu mát cho làn da.
Những chất kháng sinh tự nhiên trong khoai tây còn có khả năng giảm sưng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trên da.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ khoai tây, đem cạo vỏ rồi rửa sạch.
- Khoai tây đem cắt lát mỏng, sau đó đắp lên da bị dị ứng. Hoặc các bạn có thể xay nhuyễn để sử dụng.
- Đợi 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Cách dùng cà rốt
Mẹo trị dị ứng do thời tiết cuối cùng chúng tôi muốn nói đến đó là dùng cà rốt. Những khoáng chất và vitamin có trong cà rốt có khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, giúp làn da tăng cường hàng rào bảo vệ.
Khi sử dụng cà rốt, các triệu chứng ngứa, sưng, mẩn đỏ có thể được cải thiện đáng kể. Da cũng sẽ trở nên khỏe mạnh, hồng hào hơn.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 củ cà rốt lớn, rửa sạch và cạo vỏ.
- Thái cà rốt thành miếng nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Lấy nước cốt, dùng tăm bông thấm nước cốt và thoa lên da.
- Đợi khoảng 20 phút rồi rửa lại.
Sử dụng thuốc trị dị ứng thời tiết
Nếu đã áp dụng các mẹo dân gian trên nhưng không hiệu quả, người bệnh không được chủ quan. Đặc biệt khi triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.
Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe và chỉ định kê đơn thuốc phù hợp. Có một số loại thuốc Tây y được sử dụng để khắc phục và cải thiện triệu chứng dị ứng do thời tiết, bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Đây là yếu tố gây ra các phản ứng miễn dịch. Các thuốc kháng histamin như Loratadin, Cetirizine thường được sử dụng để giảm triệu chứng dị ứng thông thường.
- Prednisolone: Được sử dụng khi có dấu hiệu của mề đay và phù mạch, thuốc này giúp kiểm soát triệu chứng.
- Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin) hoặc kết hợp thuốc kháng histamin và doxepin: Dành cho trường hợp mề đay nặng.
- Thuốc Corticoid: Được sử dụng để hạn chế triệu chứng kéo dài hoặc phòng ngừa bệnh.
Phòng ngừa dị ứng thời tiết
Để phòng tránh tình trạng dị ứng thời tiết, có thể áp dụng lối sống khoa học dưới đây:
- Bổ sung nhiều vitamin C từ rau xanh và rau quả giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp duy trì các hoạt động của cơ thể và hỗ trợ loại bỏ độc tố.
- Tránh hút thuốc, uống đồ uống có cồn, tiếp xúc với khói bụi, phấn hóa và động vật nuôi để giảm khả năng kích thích hệ miễn dịch.
- Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh và làm mát cơ thể khi thời tiết nóng.
- Tránh chỉnh nhiệt độ quá thấp khi sử dụng điều hòa. Chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời giúp duy trì cơ thể ổn định.
- Thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ dị ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với những nơi có không khí ô nhiễm và ngột ngạt.
- Bổ sung các loại vitamin nhóm B: Các loại vitamin B như B3, B6, B12 có khả năng giúp dự phòng và giảm đau đầu do dị ứng thời tiết.
- Có sẵn thuốc chống dị ứng thời tiết để uống ngay khi có biểu hiện nhẹ, như ngứa, sưng nhẹ.
- Nếu triệu chứng dị ứng trở nên nặng hoặc không thuyên giảm. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Các câu hỏi thường gặp về dị ứng thời tiết
Phần cuối bài viết chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi xung quanh vấn đề bị dị ứng thời tiết.
Dị ứng thời tiết có lây không?
Dị ứng thời tiết không phải là một bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Nó không thể được truyền qua tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc qua các phương tiện truyền thông như không khí.
Bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?
Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào tình trạng dị ứng, cách điều trị của mỗi người.
Trong những trường hợp nhẹ và áp dụng biện pháp chăm sóc đúng cách có thể giúp triệt hạ triệu chứng sau 1-2 ngày.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn hoặc tổn thương lan rộng. Việc điều trị và khỏi bệnh có thể mất thời gian lâu hơn. Thời gian có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần.
Da mặt bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
Với câu hỏi da mặt bị dị ứng thời tiết phải làm sao, bác sĩ có một số lời khuyên như sau:
- Sử dụng các loại kem hoặc gel chứa thành phần làm dịu như calamine, camomile hoặc aloe vera để giảm ngứa và viêm da.
- Rửa mặt bằng nước ấm và sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không chứa hương liệu hay chất tạo màu.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày để giữ cho da luôn đủ độ ẩm.
- Uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho da từ bên trong.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa như trái cây và rau cải.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng cho da. Như ánh nắng mặt trời mạnh, hóa chất trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm làm đẹp không phù hợp.
- Nếu triệu chứng không giảm hoặc ngày càng nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ chuyên gia da liễu.
Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Vậy bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì? Dưới đây là lời khuyên từ bác sĩ.
- Tránh thực phẩm có khả năng gây kích ứng da như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng, thịt đỏ, các thực phẩm lên men. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chất phụ gia, hương liệu hoặc chất bảo quản.
- Tránh uống rượu, bia và các đồ uống có cồn.
- Khi da đang trong tình trạng dị ứng, tránh tiếp xúc với gió hoặc nước lạnh để ngăn tác động làm gia tăng viêm nhiễm và ngứa ngáy.
- Không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc hoặc kem chống dị ứng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái để tránh cọ xát và tổn thương da. Nếu có thể, chọn quần áo làm từ vải mềm mại và thoáng khí.
- Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu, chất tạo màu hoặc chất tạo mùi.
- Căng thẳng và căng thẳng có thể làm tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
Trên đây là thông tin tổng quan về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị dị ứng thời tiết. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về vấn đề này.