[Tổng hợp] 20+ Cách trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả tại nhà

Ho có đờm là triệu chứng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Vậy phụ huynh phải làm thế nào khi hệ hô hấp của bé bị ảnh hưởng? Dưới đây là tổng hợp 20+ cách trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả, thực hiện ngay tại nhà phụ huynh có thể tham khảo.

Ho có đờm ở trẻ là như thế nào?

Ho có đờm là một phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các tác nhân cản trở trong đường hô hấp. Mặc dù là phản xạ tự nhiên nhưng điều này sẽ khiến bé khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

Theo các chuyên gia, sự tăng tiết dịch nhầy trong cổ họng sẽ gây ngứa ngáy, cản trở hô hấp. Khi lượng đờm nhầy tăng nhanh cơ thể sẽ sinh phản ứng ho để đẩy đờm ra ngoài. Một trong những thủ phạm khiến tăng tiết nhầy phải kể đến như:

  • Ảnh hưởng từ thời tiết, nhiệt độ.
  • Dị ứng với phấn hoa, khói bụi hay nước hoa.
  • Khói thuốc lá.
  • Nhiễm virus.

Khi trẻ ho có đờm sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ho có đờm, nghe tiếng rên rít khi áp sát vào ngực bé.
  • Tình trạng ho lâu ngày không khỏi.
  • Nôn, sốt.
  • Ho lâu kèm tím tái, ngạt khí.

Trị ho đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Tình trạng ho có đờm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, khiến bé quấy khóc khó chịu. Lúc này, cha mẹ có thể áp dụng ngay một số cách trị ho đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian. Cách trị ho có đờm cho trẻ này đơn giản, an toàn và rất hiệu quả.

Mẹo trị ho dứt điểm cho trẻ bằng quất với đường phèn

Mẹo trị ho dứt điểm cho trẻ đầu tiên chúng tôi muốn nói tới đó là dùng quất và đường phèn.

Quả quất (quả tắc) là một loại quả với vị chua và mùi thơm tương tự cam và quýt. Quả này được biết đến với khả năng giúp giải uất, tiêu đờm, trị ho, giải rượu và thải độc cho phổi.

Cách làm quất chưng đường phèn trị ho có đờm cho trẻ như sau:

  • Chuẩn bị quất tươi (500g), đường phèn (200g), có thể cho thêm 100g mật ong.
  • Rửa sạch quả quất và cắt đôi, sau đó cho vào bát.
  • Cho đường phèn (và mật ong nếu sử dụng) vào bát, sau đó hấp trong nồi cơm trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau khi hấp, để nguội bớt rồi cho trẻ dùng cả nước lẫn phần thịt của quả quất.
  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Cách trị ho có đờm cho bé 5 tuổi bằng lá húng chanh

Sử dụng lá húng chanh làm cách trị ho cơ đờm cho bé 5 tuổi được nhiều phụ huynh lựa chọn.

Húng chanh với tính ấm và vị cay, thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Tiêu đờm;
  • Viêm họng;
  • Ho do sốt phong hàn;
  • Cảm cúm;
  • Ho gà;
  • Khàn tiếng…

Nguyên liệu:

  • 15 lá húng chanh tươi.
  • 4 quả quất xanh.
  • Một lượng nhỏ đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Lá húng chanh và quất đem rửa sạch. Quất cắt làm đôi còn lá húng chanh thái nhỏ.
  • Đặt tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau đó, thêm đường phèn vào hỗn hợp.
  • Đun sôi nước trong nồi hấp và đặt hỗn hợp húng chanh và quất đã xay vào hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Cho bé uống 1 – 2 lần/ngày, đến khi triệu chứng ho giảm thiểu. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cà phê.

Củ nén (hành tăm) – Cách trị ho đờm cho bé 2 tuổi

Trong củ nén chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin. Do đó, củ nén thường được sử dụng để sát trùng đường hô hấp, kiện tỳ, hỗ trợ tiêu hóa. Phụ huynh có thể dùng củ nén làm cách trị ho đờm cho bé 2 tuổi.

Nguyên liệu:

  • 15 củ nén.
  • Đường phèn và mật ong vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ và làm sạch củ nén, cắt làm đôi.
  • Chuẩn bị một chén đã đựng củ nén, sau đó thêm khoảng 2 thìa mật ong và vài viên đường phèn vào.
  • Đặt chén đã chuẩn bị vào nồi hấp cách thủy và hấp trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi hấp, lấy chén ra để nguội.
  • Cho trẻ sử dụng hỗn hợp nước và củ nén 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê. Sử dụng liên tục khoảng 1 tuần.

Trị ho có đờm cho trẻ bằng lá hẹ và mật ong

Lá hẹ được biết đến với khả năng thận ôn trung, giải độc, tiêu đờm và giải độc. Đặc biệt, trong lá hẹ chứa các chất kháng sinh tự nhiên. Nên rất thích hợp sử dụng để trị ho có đờm cho trẻ.

Nguyên liệu:

  • Lá hẹ tươi: 6 – 9 lá.
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ và sau đó cho chúng vào chén cùng với đường phèn.
  • Đặt chén đã chuẩn bị vào nồi hấp cách thủy và hấp trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau khi hấp, lọc lấy nước cho bé uống.
  • Dùng bài thuốc này 2 lần/ngày, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê.

Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo

Rau diếp cá với hàm lượng vitamin C dồi dào được biết đến với khả năng kháng khuẩn và vị cay đặc trưng có tính hàn. Khi kết hợp với nước vo gạo, sẽ mang đến bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc giảm triệu chứng ho.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị từ rau diếp cá (5 – 10 lá) cùng với một chén nước vo gạo.
  • Giã nhuyễn lá rau diếp cá rồi cho 1 chén nước vo gạo vào.
  • Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ trong khoảng thời gian 20 phút, sau đó tắt bếp.
  • Lọc nước từ hỗn hợp và để nguội trước khi cho trẻ sử dụng.
  • Dùng sau bữa ăn khoảng 1 giờ và cho trẻ sử dụng 3 lần/ngày.

Để đạt hiệu quả cao, cần cho trẻ trẻ kiêng ăn các thực phẩm tanh như cá, cua, tôm hay gà trong quá trình sử dụng bài thuốc dân gian này.

Chữa ho cho trẻ với lá húng quế

Lá húng quế chứa caffeic acid – có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển các tác nhân gây bệnh đường hô hấp ở trẻ. Vì lý do này, húng quế thường được sử dụng để chữa trị ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản hay viêm họng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá húng quế, khế chua (2 quả) và đường phèn (50g) (hoặc 10 ml mật ong).
  • Khế đem ép lấy nước, còn lá húng quế lấy lá non và phần ngọn.
  • Cho lá húng quế và nước khế vào một chén sành, sau đó thêm đường phèn vào.
  • Đặt chén vào nồi hấp cách thủy cho đến khi đường tan chảy hoàn toàn và hỗn hợp trở nên cô đặc. Sau đó, để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
  • Mỗi ngày, cho bé uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa. Trước khi dùng, hâm nóng lại hoặc pha với một chút nước ấm.

Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi với lá và hoa khế

Bài thuốc từ lá và hoa khế là cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi được nhiều phụ huynh lựa chọn. Trong hoa và lá khế chứa hoạt chất kháng viêm, chống dị ứng. Do đó, phụ huynh có thể sử dụng để trị ho có đơm hay dị ứng gây ra.

Sử dụng lá khế:

  • Dùng 100g lá khế tươi, giã nát cùng với một ít muối ăn.
  • Lọc nước cốt từ hỗn hợp trên, cho bé ngậm và nuốt từ từ. Thực hiện mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối.
  • Áp dụng phương pháp này trong vài ngày liên tục.

Sử dụng hoa khế đen:

  • Chuẩn bị 12g hoa khế đen và rửa sạch.
  • Sau đó, tẩm hoa khế với nước gừng và sấy khô để có mùi thơm.
  • Sắc nước từ hoa khế đã tẩm, cho bé uống mỗi ngày 3 lần.

Trị ho cho trẻ với rau cải cúc

Rau cải cúc với vị ngọt nhẹ và tính mát, có tác dụng tán phong, tiêu đờm và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Phụ huynh có thể tận dụng đặc tính này để trị ho có đờm cho trẻ.

Với rau cải cúc, các mẹ có thể áp dụng một trong hai cách sau.

Canh cải cúc:

  • Mẹ nấu canh rau cải cúc kết hợp với thịt, cá thác lác hoặc tôm để tạo thành món ăn cho con.
  • Sử dụng liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cải cúc – mật ong:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau cải cúc, 5 thìa mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch rau cải cúc và thái nhỏ.
  • Cho rau cải cúc, mật ong vài 1 cái bát rồi chưng cách thủy trong khoảng 20-30 phút.
  • Sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày 2-3 lần, bao gồm cả nước và phần rau.

Cách trị ho cho trẻ trên 1 tuổi với gừng

Các mẹ có thể dùng gừng làm cách trị ho cho trẻ trên 1 tuổi. Gừng có tính kháng viêm, chống khuẩn tốt. Nên được sử dụng để điều trị ho có đờm, viêm thanh quản, ho khan, viêm họng…

Cách thực hiện:

  • Sử dụng ½ thìa nước cốt gừng hòa với ly sữa ấm cho trẻ uống.
  • Hoặc có thể dùng trà gừng mật ong, dùng nước gừng cho bé tắm hoặc ngâm chân.

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với tỏi

Tỏi chứa các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp chữa trị ho, đặc biệt là ho do nhiễm khuẩn rất tốt.

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, là một bài thuốc hiệu quả giúp giảm ho khan và ho có đờm ngay tại nhà. Đồng thời, tỏi cũng chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng như Allicin, Diallyl Sulfide… giúp cơ thể bé tăng cường sức đề kháng.

Với tỏi, phụ huynh có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau.

Cách 1: Nước cốt tỏi và đường phèn

  • Bóc vỏ 4-5 tép tỏi tươi, sau đó đập dập.
  • Cho tỏi, đường phèn (1 – 2 viên) vào bát rồi chưng cách thủy 15 phút.
  • Lọc lấy nước cốt và sử dụng 2-3 lần/ngày.

Cách 2: Tỏi và gừng đun sôi với đường nâu

  • Giã nát 2-3 tép tỏi tươi và thái sợi một ít gừng tươi.
  • Thêm 1-2 thìa đường nâu và đun sôi hỗn hợp với một ít nước.
  • Để nguội và lọc lấy nước cốt, sử dụng 2-3 lần/ngày.

Cách 3: Tỏi, hành tím và mật ong

  • Rửa sạch và bóc vỏ 1 củ tỏi tươi cùng 1 củ hành tím.
  • Ngâm cả hai củ với mật ong nguyên chất ít nhất 12 tiếng.
  • Mỗi lần dùng nửa muỗng cà phê tỏi ngâm với mật ong với một ít nước ấm.

Lưu ý không sử dụng phương pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cách tiêu đờm cho trẻ 2 tuổi với nghệ tươi

Cách tiêu đờm cho trẻ 2 tuổi tiếp theo chúng tôi muốn nói đến đó là dùng nghệ tươi.

Nghệ tươi chứa curcumin, cacbua terpenic, tinh dầu… có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ. Với những đặc tính này, phụ huynh có thể tận dụng nghệ để trị ho có đờm cho trẻ. Hoặc các trường hợp ho khan, ho dai dẳng.

Với nghệ, phụ huynh có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau.

Cách 1: Nước nghệ đường phèn

  • Nghệ đem cạo vỏ và đập dập.
  • Cho nghệ tươi đã đập vào bát cùng với 1-2 viên đường phèn và một ít nước.
  • Chưng hỗn hợp trong nồi cách thủy khoảng 15-20 phút.
  • Sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày để giúp tiêu đờm.

Cách 2: Bột nghệ pha sữa nóng

  • Pha 1 thìa bột nghệ vào 1 cốc sữa nóng.
  • Sử dụng mỗi ngày giúp giảm triệu chứng ngứa rát cổ họng và tiêu đờm.

Chữa ho cho trẻ với trứng gà

Trứng gà không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn được coi như một lựa chọn hiệu quả để giảm ho tại nhà. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai…

Có 2 cách để thực hiện, bao gồm:

Cách 1: Trứng gà với mật ong

  • Cho 2-3 thìa mật ong vào nước và đun sôi.
  • Đánh tan 1-2 quả trứng gà. và đợi đến khi phần nước mật ong sôi.
  • Khi nước mật ong sôi cho trứng vào nồi và khuấy đều.
  • Sử dụng khi món ăn còn ấm nóng để hạn chế vị tanh của trứng.

Cách 2: Trứng gà kết hợp Bách hợp (thích hợp cho mẹ bầu 3 tháng đầu)

  • Chuẩn bị 7 vẩy Bách hợp đã chế biến và 1 quả trứng gà.
  • Ngâm Bách hợp qua đêm, sau đó sắc cùng với 2 bát nước để còn lại khoảng 1 bát nước.
  • Thêm lòng đỏ trứng vào và khuấy đều.
  • Chia thành hai phần ăn trong ngày.

Cách trị ho có đờm cho bé 3 tuổi với muối

Muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Phương pháp trị ho bằng muối có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là trong trường hợp ho khan và ho có đờm.

Phụ huynh có thể áp dụng một trong hai cách sau:

Cách 1: Súc miệng bằng nước muối

  • Sử dụng nước muối sinh lý đã được bán sẵn hoặc tự hòa tan muối hạt trong nước ấm.
  • Súc miệng hàng ngày với nước muối để làm sạch và khử trùng đường hô hấp.
  • Việc vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối.

Cách 2: Kết hợp chanh muối

  • Chuẩn bị 1-2 lát chanh tươi và một ít muối hạt.
  • Rắc một ít muối lên mỗi lát chanh.
  • Ngậm trực tiếp lát chanh đã thêm muối vào trong cổ họng khoảng 15 phút.

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với quả lê

Quả lê có tính mát, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm và sinh tân dịch. Sử dụng quả lê để trị ho tại nhà là một giải pháp hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp trẻ ho có đờm, ho khan và ho dai dẳng.

Áp dụng một trong những cách sau:

Cách 1: Lê với hạt sen

  • Chuẩn bị 1-2 quả lê và 300g hạt sen đã bỏ tâm.
  • Thái nhỏ lê và bẻ đôi hạt sen.
  • Cho quả lê và hạt sen vào nồi cùng một ít đường phèn và nước vừa đủ.
  • Đun sôi cho đến khi các nguyên liệu mềm nhuyễn.
  • Khi sử dụng, ăn cả nước và phần cái.

Cách 2: Lê nhồi táo đỏ và kỷ tử

  • Chuẩn bị 1 quả lê, 3 quả táo đỏ và một ít kỷ tử, đường phèn vừa đủ.
  • Rửa sạch quả lê, cắt bỏ phần núm, và khoét bỏ phần hạt cũng như một phần lõi bên trong.
  • Đổ toàn bộ táo đỏ, kỷ tử đã rửa sạch và đường phèn vào trong quả lê.
  • Chưng cách thủy trong khoảng 15 phút trước khi sử dụng.
  • Ăn cả nước và phần cái.

Mẹo chữa ho cho trẻ với quất

Quất (hay còn gọi là tắc) có tác dụng trừ đờm, thông phổi. Loại quả này thường mang đến hiệu quả cao trong trường hợp trị ho có đờm, ho khan, viêm amidan, khản giọng.

Cách 1: Nước quất đường phèn

  • Chuẩn bị 4-5 quả quất tươi, cắt đôi để nguyên hạt.
  • Cho quất vào bát cùng với 1-2 viên đường phèn.
  • Đem chưng cách thủy trong vòng 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước cốt và sử dụng 2-3 lần/ngày.

Cách 2: Nước cải trắng và quất

  • Chuẩn bị 1 củ cải trắng và 1-2 quả quất.
  • Rửa sạch củ cải, xay lấy nước và loại bỏ phần bã.
  • Vắt quất tươi vào nước cải, có thể thêm đường để tăng hương vị.
  • Uống trực tiếp hoặc đun sôi nhẹ (đối với trẻ nhỏ) trước khi sử dụng.

Cách 3: Nước quất ngâm đường

  • Chuẩn bị khoảng 0,5kg quất tươi.
  • Rửa sạch và châm lỗ nhỏ ở mỗi quả quất.
  • Cho quất và đường vào một cái bình lớn, sau đó ngâm ít nhất 7 ngày.
  • Lấy ra và sử dụng mỗi ngày.

Trị ho có đờm cho trẻ với chanh

Chanh là một nguồn cung cấp vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, trong thành phần của chanh còn chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn. Chính vì vậy, các mẹ có thể sử dụng chanh để trị ho có đờm cho trẻ tại nhà.

Cách 1: Nước cốt chanh với mật ong

  • Pha nước cốt chanh với 1-2 thìa mật ong.
  • Thêm nước ấm và khuấy đều.
  • Uống khi nước vẫn còn ấm.

Cách 2: Hỗn hợp nước cốt chanh, mật ong và dầu dừa

  • Chuẩn bị 2-3 thìa nước cốt chanh và 1-2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Thêm 2 thìa dầu dừa vào hỗn hợp.
  • Đun liu riu trên bếp đến khi dầu dừa chảy hoàn toàn.
  • Bảo quản trong lọ kín và sử dụng 2 lần/ngày đều đặn.

Cách 3: Kết hợp nước cốt chanh, dầu oliu, mật ong và gừng

  • Chuẩn bị 2-3 thìa nước cốt chanh, 2 thìa dầu oliu, 2 thìa mật ong và 1 thìa gừng băm nhuyễn.
  • Ngâm mật ong với gừng trong vòng 8 tiếng.
  • Thêm dầu oliu và nước cốt chanh vào hỗn hợp, khuấy đều.
  • Lọc bỏ bã và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Dùng mỗi ngày 2 lần, làm ấm trước khi sử dụng.

Bài thuốc chữa ho cho trẻ với củ cải trắng

Củ cải trắng là một giải pháp trị ho có đờm an toàn cho trẻ. Loại thực phẩm này có tính thanh mát, giúp tiêu đờm và giải độc cho cơ thể. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng ho có đờm, viêm khí phế quản, viêm họng.

Cách 1: Nước cải cải trắng, gừng và mật ong

  • Chuẩn bị củ cải trắng (1kg), gừng xắt nhuyễn (250g) và mật ong (300ml).
  • Ép củ cải trắng lấy nước, sau đó nấu chung với gừng khoảng 10 phút.
  • Cho mật ong vào hỗn hợp và khuấy đều.
  • Để hỗn hợp nguội rồi cất vào hũ kín để sử dụng dần.
  • Mỗi lần lấy 5ml (tương đương 1 muỗng canh) cho bé uống.
  • Dùng 2 ngày 1 lần để bé nhanh chóng hết đờm và cải thiện tình trạng ho, giúp tổn thương trong đường thở được chữa lành.

Cách 2: Nước cải trắng

  • Lấy 200g củ cải trắng cắt nhỏ.
  • Nấu củ cải trắng với 800ml nước trong 15 phút.
  • Lọc nước và cho bé uống nhiều lần trong ngày.

Mẹo hay chữa ho cho trẻ với hoa hồng bạch

Theo Đông y, hoa hồng bạch có vị ngọt, tính ấm giúp kích thích lưu thông máu, kháng viêm, tiêu thũng và giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, hoa hồng bạch còn chứa nhiều dưỡng chất như carotene, canxi, kali và các vitamin B, C, K, có ích cho sự phát triển thể chất của trẻ.

Cách 1: Hấp hoa hồng bạch với đường phèn

  • Chuẩn bị 15g hoa hồng bạch và 1 muỗng đường phèn.
  • Cho cả hai vào chén sứ và hấp cách thủy trong vòng 20 phút.
  • Mỗi lần uống, cho bé dùng 2 thìa, mỗi ngày 3 lần.

Cách 2: Hấp hoa hồng bạch với quýt xanh và mật ong

  • Dùng 15g cánh hoa hồng bạch hấp chung với 1 quả quýt xanh và 1 thìa mật ong.
  • Chắt nước từ hỗn hợp này và cho bé uống với liều lượng tương tự như cách 1.
  • Đối với trẻ lớn hơn, khuyến khích bé ăn cả xác hoa hồng bạch để tăng hiệu quả điều trị.

Chữa ho cho trẻ với trà thảo dược

Uống trà thảo dược có thể là một giải pháp tự nhiên để giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm và cải thiện triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm của bé. Mẹ có thể cho bé uống trà sả, trà hoa cúc tùy vào sở thích của con.

Cách thực hiện:

  • Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc.
  • Chỉ nên cho bé uống trà ấm.
  • Nếu bé không uống được trà nguyên chất, có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong.

Trị ho cho trẻ với rễ cam thảo

Rễ cam thảo là một dược liệu thảo dược quý trong Đông y. Thường được sử dụng để chữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Đặc điểm của thảo dược này có vị ngọt và tính bình, có khả năng đi vào các kinh Tỳ, Vị, Phế, Tâm. Giúp kiện tỳ, ích khí, bổ phế, giúp làm dịu cơn ho và tiêu thống.

Ngoài ra, thành phần saponin trong rễ cam thảo còn có tác dụng long đờm, giúp giảm tình trạng ho nhiều đờm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và cắt mỏng rễ cam thảo.
  • Cho vài lát rễ cam thảo xắt mỏng vào một tách hoặc ấm đựng nước sôi.
  • Đổ nước sôi vào tách, đậy kín và hãm khoảng 10-15 phút.
  • Khi nước còn âm ấm, cho bé uống mỗi ngày 4-5 lần.

Cam nướng trị ho có đờm

Cách trị ho có đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả mẹ có thể sử dụng đó là cam nướng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả cam vàng, đem rửa nước muối.
  • Cho vào lò vi sóng nướng và cho bé ăn.

Các cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Ngoài những bài thuốc dân gian kể trên, mẹ có thể áp dụng một số cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây.

Phương pháp vỗ long đờm

Vỗ long đờm (hoặc còn gọi là kỹ thuật vỗ lưng) là một phương pháp thông thường được sử dụng để giúp bé loại bỏ đờm và chất nhầy từ đường hô hấp.

Khi áp dụng phương pháp vỗ long đờm, người thực hiện sẽ thực hiện các động tác vỗ nhẹ lưng của bé để giúp chất nhầy trong phổi được thải ra ngoài.

Tuy nhiên, việc vỗ phải được thực hiện đúng cách và theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Để đảm bảo không gây ra tổn thương hoặc rủi ro cho bé.

Tăng cường cữ bú cho trẻ dưới 6 tháng

Tăng cường cữ bú cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là một cách hiệu quả để giúp cung cấp dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho bé. Sữa mẹ không chỉ là thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của trẻ mà còn có khả năng bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.

Massage lòng bàn chân cho bé

Cách trị ho có đờm cho trẻ tiếp theo đó là massage lòng bàn chân cho bé. Nguyên nhân do dưới lòng bàn chân chứa nhiều huyệt đạo. Nên khi massage sẽ giúp cải thiện nhiều bệnh lý, trong đó có ho đờm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị tinh dầu tràm.
  • Đổ tinh dầu ra lòng bàn tau, xoa đều.
  • Sau đó massage vào lòng bàn chân.
  • Nếu thời tiết lạnh, mẹ nên mang tất cho con để giữ ấm.

Giữ ấm vùng cổ họng

Việc giữ ấm vùng cổ họng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé khỏi các vi khuẩn và virus. Dưới đây là một số cách để giữ ấm vùng cổ họng cho bé:

  • Mặc áo ấm khi ra ngoài;
  • Sử dụng khăn quàng cổ;
  • Tránh tiếp xúc với gió lạnh;
  • Giữ ấm trong nhà;
  • Uống nước ấm.

Tạo thêm độ ẩm cho không gian sống của bé

Tạo thêm độ ẩm cho không gian sống của bé có thể giúp cải thiện tình trạng ho đờm và mang lại sự thoải mái cho bé. Mẹ có thể cải thiện độ ẩm bằng cách dùng máy tạo độ ẩm dạng phun sương. Đồng thời, cho thêm chút tinh dầu để tạo cảm giác dễ chịu.

Trên đây là thông tin về 20+ cách trị ho có đờm cho trẻ. Những cách trên sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài không thuyên giảm. Phụ huynh nên cho trẻ đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *