Đau gan bàn chân hay đau lòng bàn chân là triệu chứng không hiếm gặp. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà sẽ kèm theo các dấu hiệu riêng biệt. Vậy nguyên nhân đau gan bàn chân là gì? Cách làm giảm đau gan bàn chân thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đau gan bàn chân là gì?
Đau gan bàn chân là tình trạng đau, khó chịu ở khu vực dưới lòng bàn chân. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc nhức nhối và xảy ra khi cả vận động hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi.
Nguyên nhân bị đau gan bàn chân phải đa dạng, thường liên quan đến các vấn đề về cơ xương khớp và hệ thần kinh.
Theo lý giải của các bác sĩ, sở dĩ gan bàn chân bị đau là do phải chịu trọng lượng của cả cơ thể. Giúp duy trì sự cân bằng khi chúng ta vận động, đi lại.
Cấu tạo của bàn chân sẽ bao gồm 26 xương và dây chằng. Từ đó, tạo nên cấu trúc chịu lực vững chắc giúp giảm chấn cho cơ thể. Do đó, những vị trí khác trên bàn chân bị đau cũng có thể ảnh hưởng đến gan bàn chân.
Nguyên nhân đau gan bàn chân
Có 2 nguyên nhân đau gan bàn chân, đó là nhóm nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân bên trong
Như đã chia sẻ ở trên, đau gan bàn chân thường do các bệnh lý về xương khớp hay thần kinh gây ra. Trong đó, phổ biến là những bệnh lý dưới đây:
Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân do viêm cân gan chân
Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân. Hãy cẩn trọng vì có thể là do viêm cân gan chân gây ra.
Viêm cân gan chân là một nguyên nhân phổ biến gây ra cảm giác đau nhức ở khu vực cân gan chân. Tình trạng này thường xuất hiện dưới dạng các cơn đau nhói và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển viêm cân gan chân bao gồm:
- Lòng bàn chân bị bẹt hoặc võm cao.
- Chị em đang mang thai.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Thường xuyên đi lại, vận động ở bề mặt cứng.
- Đi chân trần.
- Mang giày có hỗ trợ vòm không đúng cách.
Triệu chứng của viêm cân gan chân thường nghiêm trọng vào buổi sáng. Khiến lòng bàn chân bị đau khi bạn mới thức dậy.
Khi bước xuống giường và bắt đầu di chuyển, cảm giác đau thường xuất hiện mạnh mẽ ở bước đầu tiên và sau đó có thể giảm đi khi chân đã “kéo nổi”. Điều này có thể làm cho các hoạt động vào buổi sáng trở nên không thoải mái.
Đau xương đốt bàn chân – Nguyên nhân bị đau gan bàn chân phải
Một trong những nguyên nhân bị đau gan bàn chân phải không thể không nhắc đến đó là do đau xương đốt bàn chân.
Đau xương đốt bàn chân là tình trạng viêm nhiễm và đau ở khu vực giữa vòm và gốc ngón chân, nằm dưới xương bàn chân. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói, nhức hoặc nóng rát tại vị trí giữa lòng bàn chân.
Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn thực hiện các hoạt động như đứng, chạy, và đi bộ.
Nghiên cứu cho thấy có tới 80% người sẽ trải qua cảm giác đau xương đốt bàn chân ít nhất một lần trong cuộc đời. Những người thường xuyên có các hoạt động mạnh đến lòng bàn chân như chạy, nhảy sẽ có nguy cơ mắc coa hơn. Ngoài ra, bệnh lý này cũng thường gặp ở người cao tuổi.
Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh Gout.
- Vòm chân cao.
- Thường xuyên phải chạy, nhảy.
- Thừa cân.
- Đi giày cao gót thường xuyên hoặc đi giày không đúng size.
Bị đau gan bàn chân trái do bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bị đau gan bàn chân trái có thể xuất phát từ bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh lý này thường gây ra cơn đau tại các dây thần kinh bị tổn thương hoặc dây thần kinh không hoạt động.
Một số bệnh lý khiến tổn thương dây thần kinh ngoại biên gồm:
- Bệnh Lyme;
- Tiểu đường;
- Bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ;
- Lạm dụng rượu…
Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng ngứa, nóng rát ở lòng bàn chân. Sau đó, cơn đau có thể lan sang cẳng chân.
U thần kinh
Đan gan bàn chân có thể xuất phát từ bệnh lý u thần kinh. Đây là tình trạng xuất hiện khối tế bào bất thường giữa các ngón chân. Khối tế bào này thường xuất hiện sau chấn thương.
Bệnh lý này có thể xuất hiện ở cả 2 giới. Song nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Sử dụng giày hỗ trợ không phù hợp.
- Thường xuyên chơi các môn thể thao liên quan nhảy, chạy.
- Đi giày cao gót, giày quá chật.
U thần kinh thường gặp giữa ngón chân thứ 2 và 3 hoặc thứ 2 và 4. Dấu hiệu của bệnh là đau rát lòng bàn chân, có cảm giác ngứa ra đến các ngón chân.
Viêm xương vừng hoặc gãy xương vừng do mỏi
Xương vừng là 2 xương nhỏ ở nền xương ngón chân cái. Vai trò của xương vừng đó là giúp ngón chân cái co duỗi dễ dàng hơn.
Song nếu xương vừng hoạt động quá mức có thể gây viêm hoặc gãy. Khiến cho người bệnh bị đau, sưng ở gốc ngón chân cái.
Một số yếu tố tăng nguy cơ bệnh viêm, gãy xương vừng gồm:
- Lòng bàn chân cao.
- Đi giày cao gót thường xuyên.
- Hội chứng Guillain-Barré
- Chơi các món thể thao tạo áp lực lớn lên ụ bàn chân.
Yếu tố bên ngoài
Đau gan bàn chân có thể do những yếu tố bên ngoài tác động như:
- Chấn thương.
- Va chạm mạnh trong quá trình tập luyện, di chuyển.
- Sử dụng giày dép có đế không phù hợp.
- Đi chân đất.
- Khi tập luyện dùng lòng bàn chân quá nhiều…
Các triệu chứng có thể đi kèm đau gan bàn chân
Bên cạnh triệu chứng đau gan bàn chân, người bệnh sẽ còn xuất hiện các dấu hiệu khác tùy thuộc vào bệnh lý gặp phải. Cụ thể như sau:
- Viêm cân gan chân: Triệu chứng thường bao gồm các cơn đau đều đặn ở vùng gan chân. Đặc biệt nhiều khi vừa thức dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi. Đau có thể giảm đi khi vận động. Đây là triệu chứng phổ biến của viêm cân gan chân, một tình trạng thường gặp gây ra sự viêm nhiễm ở các cân gan chân.
- Bệnh gút: Triệu chứng thường bao gồm sưng đỏ và đau đớn ở các khớp. Có thể xuất hiện ở lòng bàn chân cũng như các khớp khác trên tay và chân. Đây là biểu hiện của việc sưng tấy và viêm nhiễm trong các khớp.
- Đau thần kinh tọa: Thường đi kèm với cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh tọa. Bắt đầu từ vùng thắt lưng và lan tỏa xuống lòng bàn chân. Người bếnh ẽ có cảm giác đau rát, nhức nhối và có thể kéo dài.
- Hội chứng ống cổ chân: Triệu chứng bao gồm cảm giác đau nặng ở gan bàn chân. Thường đi kèm với cảm giác nóng bỏng, bó chặt và thậm chí có thể tê bì. Bệnh lý này thường xuất hiện ở người thừa cân hoặc béo phì.
- Suy tĩnh mạch chân: Ngoài đau ở lòng bàn chân, triệu chứng còn bao gồm đau dọc theo cẳng chân và sự giãn tĩnh mạch. Đây là dấu hiệu của sự suy yếu trong hệ thống tĩnh mạch.
- Tổn thương do vận động và áp lực: Các tổn thương như vết phồng rộp, cháy nám… có thể gây ra cảm giác đau và phồng ở gan bàn chân.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Một số trường hợp đau gan bàn chân sẽ tự khỏi sau vài ngày. Song có những người bị đau trong thời gian dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.
Theo khuyến cáo, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây người bệnh nên đi kiểm tra sớm.
- Tình trạng đau gan bàn chân kéo dài liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Lòng bàn chân bị ngứa hoặc mất cảm giác.
- Tình trạng đau gây khó khăn cho việc đi lại hay các hoạt động khác.
- Cơn đau ngày càng nghiêm trọng.
- Sốt, sưng.
- Đau do chấn thương.
- Mắc bệnh tiểu đường hay bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh.
- Trước đó bị cảm cúm hay nhiễm trùng.
- Lòng bàn chân bị sưng, chảy mủ.
Cách làm giảm đau gan bàn chân
Tùy vào nguyên nhân khiến đau gan bàn chân là gì mà sẽ áp dụng cách làm giảm đau gan bàn chân khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến.
Thay đổi lối sống
Nhiều trường hợp đau gan bàn chân sẽ được cải thiện nếu thay đổi một số thói quen dưới đây:
- Sử dụng miếng lót giày: Sử dụng giày có hỗ trợ đặc biệt hoặc miếng lót giày có thể giúp giảm đau gan bàn chân khi bị viêm cân gan chân, đau xương đốt bàn chân và u thần kinh.
- Giảm cân: Giảm cân có thể giúp giảm tải áp lực lên chân và cải thiện tình trạng đau. Đặc biệt với những người bị tiểu đường, việc giảm cân sẽ giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên và hội chứng ống cổ chân.
- Chế độ ăn: Áp dụng một chế độ ăn kiêng chống viêm có thể giúp giảm triệu chứng đau. Người bệnh nên sử dụng nhiều trái cây, rau quả, cá, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung nước chanh, thực phẩm chứa nghệ hay các chất chống oxy hóa khác cũng sẽ giúp giảm viêm hiệu quả.
- Cải thiện tư thế: Điều chỉnh tư thế khi đứng và đi lại có thể giúp giảm áp lực lên chân và cải thiện cơn đau lòng bàn chân. Lời khuyên là nên đẩy vai ra sau và đảm bảo trọng lượng được phân bố đều trên cả hai chân. Đeo nẹp giữ tư thế nếu bạn thường khom người.
Một số bài tập tại nhà
Để cải thiện tình trạng đau gan bàn chân, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập điều trị viêm cân gan chân dưới đây.
Bài tập 1:
- Đứng đối diện tường và đặt hai tay lên tường để chống.
- Đặt chân trái phía sau chân phải, giữ gót chân trái áp sát mặt đất.
- Nhẹ nhàng uốn gập chân phải và cả bàn chân trái.
- Giữ tư thế này trong khoảng 15-30 giây.
- Thực hiện lại tư thế với chân đối diện.
- Lặp lại bài tập 3 lần mỗi ngày.
Bài tập 2:
- Ngồi xuống và đặt một gối nện tròn hoặc chai nước (có thể làm lạnh) trước bạn.
- Đặt lòng bàn chân lên gối nện hoặc chai nước.
- Dùng trọng lượng cơ thể, lăn bàn chân qua gối nện hoặc chai nước từ đầu đến gót.
- Kéo giãn bàn chân như vậy trong khoảng 1 phút.
- Đảo ngược vị trí chân và lặp lại tương tự.
- Thực hiện bài tập 3 lần mỗi ngày.
Bài tập 3:
- Ngồi xuống và bắt chéo chân.
- Sử dụng ngón cái nắm lấy ngón chân còn lại và nhẹ nhàng kéo giãn về phía thân.
- Giữ tư thế này trong khoảng 15-30 giây.
- Đảo ngược vị trí chân và thực hiện tương tự.
- Lặp lại bài tập 3 lần mỗi ngày.
Bài tập 4:
- Ngồi xuống và đặt một cái khăn tắm dọc trước bạn.
- Đặt lòng bàn chân lên khăn tắm.
- Nắm đầu khăn tắm bằng hai tay và nhẹ nhàng kéo về phía bạn để kéo giãn bàn chân.
- Giữ tư thế này trong khoảng 15-30 giây.
- Đảo ngược vị trí chân và lặp lại tương tự.
- Thực hiện bài tập 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ, tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Axit Acetylsalicylic, Acetaminophen, Naproxen, Ibuprofen.
- Tiêm cortisone: Sẽ chỉ định nếu việc điều trị bảo tồn không hiệu quả. Việc tiêm cortisone sẽ mang đến hiệu quả với những trường hợp bị u thần kinh, viêm cân gan chân hay viêm xương vừng.
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Áp dụng trong trường hợp nặng.
- Thuốc chống động kinh/thuốc chống trầm cảm: Chỉ định trong trường hợp đau gan bàn chân do bệnh lý thần kinh ngoại vi.
Liệu pháp bổ sung và thay thế
Có một số phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế có thể giúp giảm đau gan bàn chân. Bao gồm:
- Châm cứu: Bác sĩ sử dụng các kim châm nhỏ được đặt vào các điểm cụ thể trên cơ thể để điều trị bệnh. Nhiều người cho biết đã có sự cải thiện về triệu chứng đau bàn chân sau khi châm cứu.
- Điện châm: Điện châm là một phương pháp sử dụng dòng điện nhỏ để kích thích các dây thần kinh cụ thể trong cơ thể. Điện châm có thể giúp giảm đau và cải thiện lưu thông máu.
- Mát xa: Mát xa có thể giúp giảm căng cơ, cải thiện lưu thông máu và thư giãn. Mát xa đúng cách có thể giúp giảm đau và căng thẳng trong lòng bàn chân.
- Yoga và thái cực quyền: Các phương pháp vận động như yoga và thái cực quyền có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện linh hoạt và giảm căng cơ. Điều này có thể đóng góp vào giảm triệu chứng đau.
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và viêm, trong khi chườm nóng có thể làm giảm đau và thư giãn cơ bắp. Tuy nhiên, cần lưu ý không đặt túi đá trực tiếp lên da để tránh gây tổn thương da.
Vật lý trị liệu
Phương pháp này nhằm mục đích giảm đau, hạn chế tác động của bệnh với sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch để phục hồi bàn chân, giúp người bệnh dễ dàng đi lại.
Phác đồ vật lý trị liệu bao gồm:
- Áp dụng các động tác giãn cơ, cải thiện sức mạnh.
- Khả năng cân bằng của bàn chân và cổ chân.
Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp đau gan bàn chân do u dây thần kinh, viêm cân gan chân, viêm xương vừng, đau xương đốt bàn chân hay bệnh thần kinh ngoại biên.
Phẫu thuật
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ u dây thần kinh hay xương vừng bị viêm.
Trên đây là thông tin tổng quan về đau gan bàn chân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.