Rụng lông vùng kín: Nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả

Rụng lông vùng kín có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, ở lứa tuổi dậy thì. Vậy rụng lông ở vùng kín có sao không? Lông vùng kín rụng có mọc lại không? Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này hãy tham khảo ngay bài viết sau để có phương pháp khắc phục, phòng ngừa sớm.

Xem thêm

Lông vùng kín là gì?

Lông vùng kín (lông mu) xuất hiện ở vùng gần gò mu phía trên âm hộ của phụ nữ và dưới gốc dương vật ở nam giới. Đặc điểm nhận dạng của lông mu đó là ngắn, màu đen sẫm và có một chút xoăn nhẹ.

Sự xuất hiện lông mu mang đến nhiều vai trò quan trọng như:

  • Có tác dụng như lớp màng đệm, ngăn không cho các nếp gấp ở vùng kín tiếp xúc với nhau. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm hoặc sự kích ứng cho cơ quan sinh dục. Ngoài ra, lông vùng kín còn bảo vệ vùng kín khỏi sự xâm nhập của các tác nhân xầu từ bên ngoài.
  • Giữ cho cơ quan sinh dục luôn ấm áp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong điều kiện lạnh.
  • Giảm ma sát với quần áo trong hoạt động hàng ngày và khi vận động. Từ đó bảo vệ vùng da này tránh khỏi tổn thương.
  • Khi giao hợp, lông vùng kín có vai trò bảo vệ khu vực này khỏi các tác động mạnh và giảm ma sát giúp giảm thiểu tổn thương cho da.
  • Thu hút sự bạn tình, nhưng điều này chỉ đúng khi bạn duy trì sự sạch sẽ và chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân rụng lông vùng kín nhiều

Rụng lông vùng kín là một hiện tượng sinh lý bình thường. Lông sẽ thay thế theo chu kỳ khoảng 6 tháng/lần và trung bình khoảng 10-20 sợi lông sẽ rụng. Những sợi lông non sẽ mọc lên và thay thế những sợi đã rụng. Đây là một quá trình tự nhiên và không gây tác động xấu đến sức khỏe nên không cần lo lắng.

Song có những trường hợp rụng lông vùng kín nhiều khiến họ cảm thấy lo lắng. Vậy đâu là lý do gây nên tình trạng này?

Vì sao phụ nữ lớn tuổi lại rụng hết lông mu – Do hormone

Hormone đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của lông vùng kín. Ở độ tuổi dậy thì, hormone androgen sẽ tăng mạnh và giúp lông phát triển. Song càng nhiều tuổi nồng độ homrone suy giảm. Từ đó dẫn đến hiện tượng rụng lông, lông thưa thớt.

Rụng lông vùng kín ở phụ nữ do các bệnh lý

Các bệnh lý như suy tuyến giáp và buồng trứng đa nang có thể là nguyên nhân gây rụng lông vùng kín ở phụ nữ. Những bệnh lý này còn ảnh hưởng đến quá trình mọc lông, làm cho lông vùng kín trở nên thưa và yếu hơn so với trước.

Viêm nang lông – Nguyên nhân rụng lông vùng kín ở nữ giới tuổi dậy thì

Một trong những nguyên nhân rụng lông vùng kín ở nữ giới tuổi dậy thì đó là hệ quả của việc cạo, tẩy, nhổ lông không đúng cách.

Việc làm này có thể gây viêm nang lông, làm tắc nghẽn tuyến mồ hôi và gây trở ngại cho quá trình mọc lông mu. Nếu vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ và vùng kín bị ẩm ướt. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và lan rộng khắp vùng da.

Rụng lông ở vùng kín nam do ảnh hưởng khi sử dụng thuốc

Sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư, rối loạn tâm thần và bệnh khớp trong thời gian dài… Có thể gây rụng lông ở vùng kín nam nhiều.

Lông vùng kín rụng do quá trình tẩy lông

Việc cạo hoặc tẩy lông vùng kín không đúng cách và lạm dụng có thể gây tổn hại cho nang lông. Kết quả là lông vùng kín sẽ rụng nhiều hơn và trở nên yếu hơn trước.

Nấm da cũng khiến lông vùng kín bị rụng

Vùng kín thường xuyên ẩm ướt tạo sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Điều này cũng gây nên tình trạng rụng lông vùng kín, lông mọc thưa dần.

Nếu rụng lông vùng kín do nguyên nhân này, bạn sẽ thấy có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy ở vùng kín. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Lông vùng kín rụng có mọc lại không?

Nhiều người băn khoăn lông vùng kín rụng có mọc lại không? Câu trả lời là có.

Theo chu trình tự nhiên của cơ thể, lông vùng kín sẽ được thay thế sau khoảng 6 tháng. Lúc này, lông mới sẽ mọc thay thế với kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, việc mọc lông lại có thể bị ảnh hưởng bởi hormone, độ tuổi và các yếu tố khác… Dẫn đến lượng lông mọc lại giảm dần.

Trong trường hợp rụng lông vùng kín do các bệnh lý da như viêm nang lông, viêm da, nấm da. Sau khi điều trị và khỏi bệnh, lông vùng kín sẽ mọc lại. Tuy nhiên, trong quá trình lông rụng và thưa đi, có thể gây ra một số ảnh hưởng đáng kể cho vùng kín.

Rụng lông ở vùng kín có sao không?

Vậy rụng lông vùng kín có sao không? Nếu tình trạng này diễn ra ở mức độ bình thường, không quá nhiều và không có triệu chứng bất thường khác. Các bạn không nên lo lắng vì đây hiện ó tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu lông mu rụng nhiều và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Cần phải đến các cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân do đâu. Vì triệu chứng này có thể là do các bệnh lý gây nên. Từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Lông vùng kín có chức năng chính là bảo vệ vùng kín, giúp bảo vệ vùng kín khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra, lông vùng kín còn giúp giảm ma sát trong sinh hoạt hàng ngày và đời sống chăn gối.

Khi lông vùng kín rụng và dần trở nên thưa đi, có nghĩa là lớp bảo vệ của vùng kín cũng yếu đi. Giảm khả năng chống lại bụi bẩn, vi khuẩn và tác động từ môi trường. Điều này làm vùng kín trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Cách khắc phục rụng lông vùng kín

Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng lông vùng kín ở nam và nữ giới. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến.

Dùng nha đam đắp mặt nạ vùng kín

Gel nha đam được biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Trong đó phải kể đến tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa viêm nhiễm và giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa rụng lông và tóc.

Để khắc phục rụng lông vùng kín bằng nha đam, các bạn lấy một lượng gel nha đam và trộn với dầu dừa. Thoa hỗn hợp này lên vùng lông mu và giữ nguyên 15 phút.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại mặt nạ dành riêng cho vùng kín. Nên chọn sản phẩm chứa các thành phần tự nhiên như cam thảo trắng, than hoạt tính, hoa cúc… Lưu ý, nên thử trên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho vùng kín.

Ăn uống khoa học, thể dục đều đặn

Nang lông được cung cấp dưỡng chất từ các mạch máu. Do đó, việc bổ sung các dưỡng chất sẽ hỗ trợ giúp lông vùng kín mọc nhanh và giảm gãy rụng.

Trong thực đơn hàng ngày, nên ưu tiên các thực phẩm như trứng, cá hồi, ớt chuông, khoai lang, hàu biển, hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng và nhiều thực phẩm khác…

Ngoài việc ăn uống, việc rèn luyện thể dục thể thao đều đặn cũng rất quan trọng. Điều này giúp cơ thể tạo ra thêm testosterone, kích thích mọc lông mu và giảm gãy rụng hiệu quả. Bạn có thể tham gia các hoạt động thể thao như gym, chơi bóng, bơi lội với mức độ phù hợp.

Dùng tinh dầu tự nhiên

Dầu dừa và dầu oliu không chỉ có lợi cho da mà còn có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng ẩm và kích thích nang lông.

Trong đó, dầu dừa chứa nhiều thành phần quan trọng như vitamin E, axit lauric và axit béo bão hòa. Giúp cung cấp protein và ngăn chặn tình trạng rụng lông. Đồng thời thúc đẩy sự mọc lông mạnh, dày và khỏe mạnh.

Còn dầu oliu có hàm lượng chất béo cao và chứa nhiều dưỡng chất như Omega 3, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Dầu oliu được coi là “nữ hoàng” của các loại dầu trong lĩnh vực làm đẹp.

Để đạt được kết quả tốt, cần sử dụng dầu dừa và dầu oliu mỗi ngày. Hãy thoa một lượng nhỏ dầu xung quanh vùng lông mu thưa hoặc đang bị rụng. Sau đó nhẹ nhàng mát-xa để dưỡng chất thẩm thấu và kích thích tuần hoàn máu.

Các chất dinh dưỡng sẽ dần thẩm thấu vào bên trong. Nếu áp dụng phương pháp này trong khoảng 2 tháng, bạn sẽ bất ngờ khi thấy kết quả.

Thuốc mọc lông

Các loại thuốc mọc lông được chiết xuất từ các dược liệu như củ sâm, hạt vừng đen và thảo dược tự nhiên. Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ mọc lông, đồng thời giảm thiểu tình trạng rụng lông.

Đây là thuốc sử dụng bên ngoài da, việc gặp phải tình trạng bết dính không thể tránh khỏi. Đặc biệt là khi ở trong điều kiện nắng nóng. Việc vùng kín bị bí bách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và ngứa ngáy ở vùng kín

Cấy lông vùng kín

Phương pháp cấy lông vùng kín hiện đang được áp dụng tại các viện thẩm mỹ ở Châu Âu và đã xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Phương pháp này thích hợp cho những trường hợp rụng lông vùng kín do yếu tố di truyền, bệnh lý hoặc tổn thương nang lông.

Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng, lấy những nang tóc khỏe mạnh để cấy vào da vùng kín. Phương pháp này không sử dụng dao kéo, không gây đau đớn và không để lại sẹo, đảm bảo an toàn cho người thực hiện.

Sau khi hoàn tất thủ thuật, bạn có thể về nhà ngay mà không cần phải theo dõi ở cơ sở thực hiện.

Lưu ý về cách chăm sóc lông vùng kín

Lông vùng kín đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ quan sinh dục của cả 2 phái. Trong quá trình chăm sóc vùng kín, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn cảm thấy lông vùng kín quá dày và không thoải mái, bạn có thể tỉa gọn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo không tỉa quá sát, giữ khoảng cách 2 – 3cm để tránh tổn thương da.
  • Việc wax lông vùng kín có thể làm tổn thương da, gây mẩn đỏ và mẫn cảm. Thậm chí, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi wax, hãy sử dụng các sản phẩm làm dịu và giảm kích ứng da ngay lập tức.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và sử dụng khăn khô để lau trước khi mặc quần áo.

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục rụng lông vùng kín. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà các bạn hãy áp dụng cách khắc phục phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *