Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi – nguyên nhân, cách chữa trị

Tóc rụng vành khăn là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân khiến tóc rụng vành khăn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc rụng nhiều ở phần phía sau gáy. Tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Hiện tượng này thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng.

Rụng tóc vành khăn thường gặp nhiều ở những người bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Bởi loại vitamin này chịu trách nhiều trong sự phát triển của lông, tóc và móng.

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tỉ lệ trẻ em bị rụng tóc khá cao. Cứ 10 trẻ em thì có đến 3 – 4 trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Cách nhận biết tóc rụng vành khăn

Như đã nói ở trên, trẻ bị rụng tóc vành khăn là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu vitamin D. Do đó, khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn, điều này đồng nghĩa với việc trẻ dễ bị mắc bệnh còi xương. Dưới đây là một số triệu chứng giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị rụng tóc vành khăn:

  • Tóc phía sau đầu rụng nhiều, tạo thành hình vành khăn hoặc rụng theo từng mảng khắp đầu.
  • Bé ngủ không sâu giấc, thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Ngủ bị giật mình, đổ nhiều mô hôi vào ban đêm (mồ hôi trộm)

Nguyên nhân khiến tóc rụng vành khăn

Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn:

  • Thiếu dưỡng chất: Trẻ thiếu vitamin D thường sẽ có nguy cơ bị rụng tóc hình vành khăn. Bởi dưỡng chất này chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng… Vì vậy, nếu thiếu dưỡng chất này trẻ rất dễ bị rụng tóc, còi xương, quấy khóc nhiều.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Trẻ mới bị ốm, phải sử dụng một số loại thuốc, có thể gặp phải tác dụng phụ đó là rụng tóc.
  • Tóc mỏng do nằm nhiều: Bố mẹ đặt con nằm ngửa nhiều, vùng đầu phía sau tiếp xúc với mặt gối trong thời gian dài. Cộng với sự chuyển động liên tục của bé, sẽ gây cọ sát, khiến tóc rụng nhiều hơn.
  • Rụng tóc vành khăn có thể do nấm da đầu: Da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng nấm, khiến tóc không thể mọc được. Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý hiện tượng này, bởi nấm da đầu kéo dài rất dễ lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.
  • Thói quen giật tóc: Trường hợp trẻ đã lớn, nhưng tóc vẫn bị rụng, có thể là do thói quen giật tóc trong vô thức của trẻ. Khiến cho tóc bị gãy và rụng nhiều hơn.

Tóc rụng vành khăn và cách khắc phục hiệu quả

Rụng tóc vành khăn ở trên có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, khi thấy trẻ xuất hiện tình trạng tóc rụng vành khăn. Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận, xem con mình có thuộc những nguyên nhân trên hay không?

Nếu sau 2 tháng, tình trạng của trẻ không có cải thiện, cha mẹ cần chủ động đưa bé đi khám, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, có biện pháp khắc phục kịp thời.

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ:

Thay đổi tư thế cho trẻ

Cha mẹ để trẻ nằm quá lâu ở một tư thế, cũng là nguyên nhân khiến tóc của trẻ bị rụng nhiều. Do đó, hay thường xuyên thay đổi tư thế trẻ nằm. Không nên để trẻ nằm quá lâu.

Bên cạnh đó, hãy cho trẻ nằm những chiếc gối làm từ chất liệu mềm mại để tránh gây tổn thương cho da đầu bé. Đồng thời, hạn chế độ mũ quá chật.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám, làm xét nghiệm máu để biết cơ thể đang thiếu dưỡng chất gì? Với trẻ nhỏ bị rụng tóc vành khăn thường là do thiếu hụt vitamin D. Do đó, bạn có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm chức năng, thường xuyên cho trẻ tắm nắng… Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý: Trẻ 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng cần bổ sung vitamin D liều cao. Khi đi vào cơ thể, vitamin D sẽ bị giữ lại ở gan. Sau đó, được điều tiết để cơ thể phát triển bình thường, khoẻ mạnh. Mỗi ngày, trẻ cần bổ sung 400 – 800 đơn vị/ngày tùy thuộc vào từng lứa tuổi.

Cha mẹ cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D nên tắm vào khoảng 9-10h sáng. Và chỉ nên tắm trong khoảng 10-15 phút.

Sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp rụng tóc do vi khuẩn nấm gây ra. Cha mẹ cần đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho loại thuốc điều trị phù hợp.

Lời kết

Hi vọng rằng, với những thông tin giải đáp trên đây về hiện tượng rụng tóc vành khăn, đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả. Từ đó, giảm bớt lo lắng hơn về hiện tượng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *