TOP 16+ Thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả chỉ trong 2 tuần

Sử dụng thuốc chữa bệnh tổ đỉa là một trong những biện pháp hiệu quả được nhiều người sử dụng. Trong đó, phải kể đến thuốc trị tổ đỉa Sodermix, thuốc bôi tổ đỉa của Nhật, thuốc bôi tổ đỉa Trung Quốc… Vậy nên sử dụng loại thuốc nào tốt?

Trong bài viết sau, chúng tôi đã tổng hợp 15+ thuốc chữa bệnh tổ đỉa tốt nhất hiện nay. Nếu bạn đang gặp phải bệnh lý này, có thể tham khảo để sử dụng.

Xem thêm

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa (hay còn gọi là chàm tổ đỉa hoặc Eczema tổ đỉa) là một bệnh da viêm nhiễm khuẩn, thường xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân.

Triệu chứng chính của là nổi mụn nước, chứa dịch bên trong, gây ngứa và khó chịu. Nếu mụn bị gãi và vỡ, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và lan rộng. Bệnh này thường gây ra mất tự tin và phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

Việc điều trị bệnh tổ đỉa thường bao gồm sử dụng thuốc chống viêm, thuốc kháng histamine để giảm ngứa và thuốc chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc chọn loại thuốc phù hợp cần dựa trên sự tư vấn của bác sĩ da liễu. Vì mỗi người có tình trạng da và tình hình bệnh cụ thể khác nhau.

TOP 16+ thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất hiện nay

Như đã chia sẻ, với bệnh tổ đỉa có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm để cải thiện. Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp. Dưới đây là 15+ thuốc chữa bệnh tổ đỉa tốt nhất hiện nay có thể tham khảo.

Xanh methylen 1%Thuốc trị tổ đỉa bàn tay

Xanh methylen 1% được biết đến là một trong những thuốc trị tổ đỉa bàn tay hiệu quả. Có tác dụng giải độc và chữa bệnh tổ đỉa ở giai đoạn đầu.

Thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da như tổ đỉa, thủy đậu, chàm, vảy nến, viêm da mủ, herpes simplex và nhiều tình trạng viêm nhiễm khác.

Xanh methylen là một sản phẩm lành tính và an toàn, không gây độc hại. Mặc dù được coi là an toàn, nhưng phụ nữ mang thai và người đang cho con bú thường không nên sử dụng sản phẩm này mà cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

Công dụng:

  • Hạn chế viêm nhiễm, kháng khuẩn.
  • Làm dịu da, giảm ngứa ngáy.
  • Loại bỏ mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da cầng điều trị.
  • Lấy tăm bông thấm dung dịch xanh methylen và thoa lên da.
  • Mỗi ngày thoa thuốc 1 – 3 lần cho đến khi bệnh khỏi.

Tác dụng phụ:

  • Chóng mặt, buồn nôn.
  • Da có màu xanh do dung dịch thuốc.
  • Đau bụng.
  • Sốt.

Giá bán: 5.000 đồng.

Thuốc bôi trị tổ đỉa Eumovate

Eumovate (là một loại kem bôi da thuộc nhóm corticosteroid. Corticosteroid là loại thuốc chống viêm, được sử dụng để giảm viêm nhiễm, ngứa, sưng và mẩn ngứa trên da.

Thuốc Eumovate thường được chỉ định để điều trị các vấn đề da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, côn trùng đốt, mẩn ngứa, tổ đỉa và một số tình trạng da khác.

Tuy Eumovate có tác dụng giảm viêm và ngứa ngáy khá hiệu quả. Nhưng cũng như các loại corticosteroid khác, thuốc cần được sử dụng cẩn thận và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, trẻ em và phụ nữ mang thai cần phải thận trọng.

Công dụng:

  • Ức chế và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế cơ thể sản sinh protein tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Giảm viêm, sưng tấy, ngứa ngáy, phù nề.

Cách dùng:

  • Rửa sạch vùng da cần điều trị và tay trước khi thoa thuốc.
  • Thoa thuốc lên vị trí bị tổ đỉa ngày 2 – 3 lần.

Tác dụng phụ:

  • Nổi mề đay, ngứa ngáy, phát ban.
  • Màu da thay đổi, lông rậm hơn.
  • Ức chế trục dưới tuyến đồi, tuyến thượng thận, tuyến yên.
  • Không sử dụng cho đối tượng dị ứng với thành phần của thuốc.

Giá bán: 22.000 đồng.

Cách chữa bệnh to đỉa ở ngón tay bằng thuốc Tacrolimus

Tacrolimus là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm nhiễm da cơ địa và viêm da dị ứng. Thuốc có dạng kem hoặc mỡ để bôi lên da. Đây cũng là cách chữa bệnh tổ đỉa ở ngón tay được nhiều người sử dụng.

Cách hoạt động của tacrolimus là ức chế hoạt động của tế bào lympho T, một loại tế bào miễn dịch trong cơ thể. Điều này giúp làm giảm viêm nhiễm và ngứa ngáy trong các vùng da bị tổn thương.

Tacrolimus cũng có khả năng giảm sản xuất các kháng thể IgE, một trong những yếu tố góp phần vào phản ứng dị ứng và viêm nhiễm.

Công dụng:

  • Phòng và điều trị viêm da dị ứng, tổ đỉa, viêm da cơ địa.
  • Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, châm chích.
  • Hạn chế viêm nhiễm.

Tác dụng phụ:

  • Dễ gây phản ứng nếu sử dụng đồ uống có cồn.
  • Da dễ nhạy cảm.
  • Ngứa rát, đỏ da, đau hoặc mọc mụn ở vùng sử dụng thuốc.

Giá bán: 250.000 đồng.

Thuốc bôi trị tổ đỉa Bactroban

Nói đến thuốc chữa bệnh tổ đỉa, không thể không kể đến Bactroban.

Bactroban là một loại kem bôi da chứa hoạt chất mupirocin, một chất kháng vi khuẩn. Nó thường được sử dụng để điều trị các tình trạng da như viêm nang lông, mọc mụn đinh nhọt, loét da, tổ đỉa và nhiều tình trạng da khác.

Mupirocin có khả năng ức chế vi khuẩn bằng cách ảnh hưởng đến việc sản xuất protein cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn. Điều này làm giảm sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn, giúp kiểm soát viêm nhiễm và ngăn chặn nhiễm trùng.

Công dụng:

  • Dùng chữa trị nhiễm khuẩn tiên phát như viêm nang lông, chốc loét.
  • Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát như chàm, tổ chìa, bỏng nhẹ, côn trùng cắn.
  • Hạn chế nhiễm khuẩn ở các vết thương, vết cắt hay vết chợt da.

Cách dùng:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị và tay.
  • Lấy lượng thuốc vừa đủ thoa lên da, ngày 3 lần.

Tác dụng phụ:

  • Vùng điều trị có thể bị mẩn đỏ, ngứa, rát.
  • Nổi phát ban.
  • Sưng phù mặt, mắt, lưỡi hoặc môi.

Giá bán: 80.000 đồng.

Thuốc trị tổ đỉa Tempovate

Tempovate chứa hoạt chất clobetasol, một loại corticosteroid mạnh. Hoạt chất này có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn và có tác dụng chống dị ứng.

Thuốc này thường được sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài da để điều trị nhiều tình trạng da khác nhau. Như chàm, vảy nến, lichen phẳng, lupus ban đỏ, tổ đỉa, viêm da và nhiều tình trạng viêm nhiễm da khác.

Tempovate thường chỉ được chỉ định cho người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi. Đối với những trường hợp khác, như trẻ em dưới 12 tuổi, người có tiền sử về mụn trứng cá, viêm da quanh miệng hoặc nhiễm trùng da. Tempovate có thể không phù hợp hoặc cần thận trọng khi sử dụng.

Công dụng:

  • Kháng viêm, kháng khuẩn.
  • Hạn chế viêm nhiễm.
  • Cải thiện ngứa.
  • Điều trị viêm ngoài tai, côn trùng cắn.

Cách dùng:

  • Lấy lượng kem vừa đủ thoa lên da.
  • Mỗi ngày dùng 4 lần, sử dụng không quá 14 ngày.

Tác dụng phụ:

  • Viêm nang lông.
  • Vùng da điều trị có cảm giác ngứa, châm chích.
  • Teo da.

Giá bán: 40.000 đồng.

Flucinar – Thuốc chữa bệnh tổ đỉa tốt nhất

Flucinar là một loại thuốc corticosteroid được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm da và ngứa ngáy nặng do bệnh tổ đỉa gây ra. Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng mỡ và được bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương.

Hoạt chất Fluocinolone acetonide trong Flucinar có khả năng ức chế viêm nhiễm bằng cách duy trì sự ổn định của lớp màng lysosom trong các tế bào bạch cầu. Điều này giúp giảm sưng, đỏ, phù nề trên da và làm giảm cơn ngứa.

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương trên da do bệnh tổ đỉa gây ra.

Tuy Flucinar có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Nhưng nó chỉ nên được sử dụng trong một thời gian ngắn và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như làm mỏng da, nhiễm trùng nang lông, teo da, rậm lông và giãn nở các mao mạch.

Flucinar thường được sử dụng phối hợp với các loại thuốc khác như acid salicylic hoặc các loại thuốc kháng sinh, diệt nấm để tăng hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa.

Cách sử dụng thuốc:

  • Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa.
  • Dùng tăm bông lấy một lượng kem vừa đủ rồi thoa lên da bị tổ đỉa.
  • Mỗi ngày thoa từ 2 – 4 lần.

Giá bán: 40.000 – 50.000 đồng.

Thuốc bôi chữa bệnh tổ đỉa Hope’s relief

Hope’s Relief là một dòng sản phẩm kem bôi ngoài da được sản xuất tại Úc. Thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa cho cả trẻ em và người lớn.

Sản phẩm này được quảng cáo là an toàn và lành tính, chứa các thành phần tự nhiên như nha đam, rau má, cam thảo và mật ong. Nhằm hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, cấp ẩm, giảm ngứa ngáy và bong tróc trên da.

Công dụng:

  • Làm dịu da, dưỡng ẩm.
  • Cải thiện da khô ngứa, bám vảy.
  • Trị nấm, kháng khuẩn, giảm tổn thương.
  • Phục hồi tế bào tổn thương.
  • Kích thích sản sinh collagen giúp da mềm mại.

Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa.
  • Thoa thuốc lên da mỗi ngày 2 – 3 lần.

Giá bán: 330.000 đồng.

Review thuốc bôi trị tổ đỉa Protopic

Protopic là một loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa và nhiều tình trạng da khác. Hoạt chất tacrolimus có khả năng ức chế sự tăng trưởng và hoạt động của tế bào lympho T, một phần của hệ thống miễn dịch.

Thuốc thường được sử dụng để giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy và các triệu chứng khác của bệnh tổ đỉa. Giúp cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

Một trong những ưu điểm của Protopic là nó không chứa corticosteroid. Điều này có thể là một lựa chọn thay thế cho những người không muốn sử dụng corticosteroid hoặc không phản ứng tốt với chúng.

Công dụng:

  • Ức chế sự phát triển của lympho T.
  • Cấp ẩm, loại bỏ tế bào chết.
  • Cải thiện ngứa ngáy.
  • Điều trị tổ đỉa, chàm thể tạng.

Cách dùng:

  • Thoa trực tiếp thuốc lên vùng bị tổ đỉa.
  • Chỉ định cho bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, chỉ dùng từ 1 – 2 tuần.

Tác dụng phụ:

  • Da bị nóng rát khó chịu.
  • Phù nề, kích ứng, viêm da.
  • Ngứa toàn thân, nổi mụn trứng cá.

Giá bán: 650.000 đồng.

Thuốc tím pha loãng

Kali permanganate là tên gọi khác của thuốc tím. Đây là một chất hóa học có màu tím đậm và thường được sử dụng như một chất kháng khuẩn và kháng nấm tại chỗ.

Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị một số vấn đề về da liễu. Điển hình như tổ đỉa, chàm, viêm da cơ địa, nhiễm nấm, mụn trứng cá và nhiều tình trạng da khác.

Cách dùng:

  • Với trường hợp mới mắc bệnh, thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tiến hành ngâm rửa vùng da bị bệnh. Mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
  • Nếu da ra dịch mủ, thoa trực tiếp thuốc lên da từ 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý: Sau khi thoa thuốc nên để khô hẳn rồi mặc quần áo. Không dùng gạc để che vùng da bị tổn thương.

Giá bán: 10.000 đồng.

Thuốc BSI 1 – 2%

BSI có thành phần chính là iốt, Acid salicylic và Acid benzoic. Có khả năng sát trùng, cải thiện tình trạng dày sừng và bong tróc trên bề mặt da. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng làm suy yếu hoạt động của vi nấm, vi khuẩn, chống bội nhiễm da và giảm đau tại chỗ.

Thuốc BSI 1 – 2% thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh tổ đỉa chỉ gây nổi mụn nước trên da. Tuy nhiên, nó không nên được sử dụng trong trường hợp đang có biểu hiện nhiễm trùng hoặc lở loét da.

Các trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc cũng nên thông báo cho bác sĩ để tìm loại thuốc trị tổ đỉa khác phù hợp và an toàn hơn.

Thuốc thường được bào chế dưới dạng dung dịch và có thể gây ra một số tác dụng phụ. Điển hình như cảm giác châm chích, nóng rát, lột da hoặc thâm sạm da sau khi bôi thuốc.

Điều quan trọng là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và bôi thuốc đúng cách để giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ không mong muốn.

Cách dùng thuốc:

  • Vệ sinh tay và vùng da cần thoa thuốc.
  • Lấy bông gòn, thấm dung dịch và thoa lên vùng da tổn thương.
  • Duy trì mỗi ngày 1 – 2 lần đến khi triệu chứng không còn.

Giá bán: 6.000 đồng.

Dùng thuốc bôi trị tổ đỉa Milian

Milian cũng được biết đến là thuốc chữa bệnh tổ đỉa tốt được nhiều người sử dụng.

Dung dịch Milian là một sản phẩm được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa và chứa các thành phần chính như xanh Methylen, tím tinh thể và nước tinh khiết. Thành phần chính xanh Methylen có khả năng sát trùng bằng cách tác động lên các axit nucleic của virus để phá vỡ chúng.

Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh tổ đỉa khi vùng da tổn thương có nhiều mụn nước, mủ, rỉ dịch hoặc trợt loét. Đây là những trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, cần một loại thuốc có tác động sát trùng mạnh để kiểm soát nhiễm trùng và giúp lành lành da.

Cách dùng:

  • Vệ sinh da bằng nước trước khi thoa dung dịch.
  • Lấy bông gòn thấm dung dịch Milian rồi thoa lên vùng da tổn tương.
  • Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Giá bán: 5.000 đồng.

Thuốc trị tổ đỉa Gentamicin

Gentamicin là một loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside và Gentamicin base là thành phần chính trong sản phẩm. Loại thuốc này được sản xuất dạng thuốc mỡ.

Sản phẩm thường được sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu như chốc lở da, viêm nang lông, chàm, mụn nhọt, vảy nến, viêm da, côn trùng cắn, vết trầy xước, và tiểu phẫu. Loại thuốc này có khả năng chống lại vi khuẩn và giúp kiểm soát nhiễm trùng da.

Tuy Gentamicin 0,3% có thể dùng được cho mọi lứa tuổi. Nhưng với trẻ sơ sinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Công dụng:

  • Tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Ức chế cơ thể sản sinh Protein tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Giảm nguy cơ bội nhiễm.
  • Giảm triệu chứng ngứa.

Cách dùng:

  • Vệ sinh da sạch sẽ và để khô ráo.
  • Thoa thuốc lên vùng da mỗi ngày từ 3 – 4 lần.

Giá bán: 20.000 đồng.

Thuốc uống Griseofulvin

Griseofulvin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm nấm và bội nhiễm do nấm, bao gồm cả các trường hợp bệnh tổ đỉa. Thuốc này có khả năng ức chế quá trình phân chia của tế bào nấm và dần dần tiêu diệt chúng.

Thuốc được sử dụng bằng đường uống và tác dụng toàn thân, giúp đạt hiệu quả điều trị nhanh chóng. Griseofulvin thường được sử dụng cho những trường hợp tổ đỉa tái phát nhiều lần trong năm. Đặc biệt khi có các triệu chứng như sốt cao hoặc đau nhức.

Việc sử dụng Griseofulvin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Các vấn đề như ảnh hưởng đến chức năng gan thận, suy giảm chức năng tái tạo máu có thể xảy ra.

Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác như thuốc tránh thai hoặc Warfarin. Cần thông báo cho bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc.

Giá bán: 45.000 đồng.

Điều trị tổ đỉa bằng thuốc uống Loratadin

Loratadin thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2, có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa ngáy khó chịu trên da. Thuốc có thể được sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa.

Thuốc Loratadin thường được sử dụng bằng đường uống và có nhiều dạng điều chế khác nhau. Như viên nén, viên nhộng, viên nén nhai hoặc thuốc nước.

Khi sử dụng, hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ và làm giảm phát thải histamin vào da. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Việc sử dụng thuốc Loratadin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Như đau đầu, tiêu chảy, viêm họng, khàn tiếng và các vấn đề khác.

Cần cẩn trọng khi dùng thuốc này cho người bị suy gan nặng, bị động kinh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tốt nhất, nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Giá bán: 15.000 đồng.

Kháng sinh uống Penicillin

Penicillin là thuốc chữa bệnh tổ đỉa dạng kháng sinh, giúp ức chế sự triển của tác nhân gây bệnh. Thuốc thường được kê đơn điều trị cho những trường hợp bệnh tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm trùng và bội nhiễm.

Việc sử dụng kháng sinh Penicillin cần tuân thủ đúng liều lượng và liều trình do bác sĩ chuyên khoa đề ra. Việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc.

Các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, phát ban có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh Penicillin. Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào mà họ gặp phải, để được tư vấn và điều chỉnh liệu trình điều trị khi cần.

Giá bán: 293.000 đồng.

Thuốc bôi trị tổ đỉa Dermovate cream

Dermovate® Cream là một loại thuốc trị tổ đỉa dạng bôi đang được sử dụng phổ biến. Thuốc này chứa thành phần chính là Clobetasol propionate 0,0525% và các loại tá dược như Cetosteryl Alcohol, Propylene Glycol và lorocresol.

Thuốc Dermovate® Cream có tác dụng giảm ngứa da, chống viêm bằng cách ức chế quá trình tổng hợp của các chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng trong cơ thể như histamine và serotonin. Đây là một cách để kiểm soát và giảm triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc Dermovate® Cream không nên được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa cho trẻ em dưới 12 tuổi. Người có dị ứng với một trong các thành phần của thuốc, nổi mụn trứng cá, nhiễm trùng da hoặc viêm da quanh miệng.

Việc tránh bôi thuốc lên vùng sinh dục và các khu vực da nhạy cảm khác cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Cách dùng thuốc :

  • Thoa lớp kem vừa đủ lên vùng da bị bệnh.
  • Mỗi ngày thoa 4 lần, thời gian điều trị không quá 14 ngày.

Giá bán: 90.000-110.000 đồng.

Thuốc bôi tổ đỉa của Nhật Keratinamin

Keratinamin được biết đến là thuốc bôi tổ đỉa của Nhật được nhiều bác sĩ khuyên dùng.

Thuốc này chứa thành phần chính là Ureioio Urea, có tác dụng cấp ẩm cho da, loại bỏ tế bào chết. Đồng thời, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, giúp vết thương nhanh lành.

Sản phẩm có mùi hương tự nhiên thoang thoảng, mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng.

Công dụng:

  • Điều trị tổ đỉa, phát ban, viêm da, mề đay, chàm.
  • Cải thiện tình trạng nứt nẻ chân tay, đầu gối xỉn màu, thô ráp.
  • Dưỡng ẩm da.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế nguy cơ bội nhiễm.

Cách dùng:

  • Thoa kem lên vùng da bị tổ đỉa, để khô tự nhiên.
  • Mỗi thoa thoa thuốc từ 3 – 4 lần.

Tác dụng phụ:

  • Phát ban, nổi mẩm, ngứa da.
  • Bị châm chích, bong tróc da.

Giá bán: 170.000 đồng.

Review thuốc trị tổ đỉa Sodermix

Thuốc trị tổ đỉa Sodermix là một loại kem bôi nhập khẩu từ Pháp, được thiết kế đặc biệt để trị các vấn đề da như tổ đỉa, viêm da cơ địa, và á sừng.

Loại kem này chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) từ chiết xuất cà chua xanh, giúp chống lại các gốc tự do, cải thiện triệu chứng viêm da và tổ đỉa.

Thành phần dầu khoáng thiên nhiên và dầu trái bơ trong Sodermix cung cấp độ ẩm cho da. Giúp cải thiện tình trạng bong tróc, phục hồi và tái tạo da hư tổn.

Giá bán: 310.000 VNĐ/ tuýp 15g.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi tổ đỉa

Để việc dùng thuốc chữa bệnh tổ đỉa đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi dùng thuốc, nên vệ sinh da sạch sẽ. Điều này sẽ hạn chế lây lan bội nhiễm sang các vùng da xung quanh.
  • Việc dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không kết hợp với các loại thuốc khác nhau.
  • Dùng thuốc chỉ kê đơn, không tự ý tăng giảm liều lượng.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy thông báo ngay với bác sĩ để can thiệp kịp thời.
  • Chăm sóc da đúng cách để bệnh sớm khỏi. Bao gồm vệ sinh da sạch sẽ, không được gãi, tránh tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa mạnh, không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất, hỗ trợ làm lành các tổn thương.

Trên đây là danh sạch 16+ thuốc chữa bệnh tổ đỉa tốt nhất hiện nay. Lưu ý, bài viết chỉ mang tính tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *