[Bỏ túi]: 10+ Thuốc trị ghẻ nước hiệu quả nhanh, an toàn

Thuốc trị ghẻ nước giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng ngứa, khó chịu. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc bôi. Dưới đây là danh sách TOP 10+ thuốc trị ghẻ ngứa tốt nhất hiện nay. Các bạn có thể tham khảo để sử dụng.

Xem thêm

Bệnh ghẻ ngứa là gì?

Ghẻ nước (ghẻ ngứa) là một bệnh da liễu gây ra bởi sự xâm nhập của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis. Bệnh này có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm hoặc thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, giường nệm, và các vật dụng khác.

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ nước gồm:

  • Nổi mụn nước: Trên da xuất hiện nhiều mụn nước màu đỏ hoặc màu trắng. Nốt mụn thường tập trung ở những vùng như ngón tay, cổ tay, bên trong khuỷu tay, bắp đùi, bụng và vùng bẹn.
  • Ngứa ngáy: Mụn nước gây ra cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, đặc biệt vào ban đêm hoặc sau khi tắm nước nóng.
  • Sưng và viêm: Các vùng bị nhiễm có thể trở nên sưng, đỏ và viêm nhiễm.
  • Vết nứt, tổn thương: Ngứa quá mức có thể dẫn đến việc gãi nứt da, gây tạo mở lối vào cho vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đi khám da liễu và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Vậy bị ghẻ nước bao lâu thì khỏi? Nếu điều trị đúng phác đồ, chỉ sau 2 – 3 tuần bệnh sẽ khỏi. Còn nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng.

Các thuốc trị ghẻ ngứa được chuyên gia da liễu khuyên dùng

Thông thường, với bệnh ghẻ nước bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để điều trị. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bệnh nhân sẽ dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi.

Một số loại thuốc trị ghẻ nước hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng bao gồm:

Cách trị ghẻ nước tại nhà bằng thuốc Towders Cream (Permethrin 5%)

Cách trị ghẻ nước tại nhà đầu tiên chúng tôi muốn nói đến đó là dùng thuốc Towders Cream.

Towders Cream, một loại kem bôi ngoài da được sử dụng để điều trị ghẻ ngứa. Permethrin là một hợp chất hóa học có khả năng tiêu diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh. Bao gồm cả Sarcoptes scabiei hominis – loại ký sinh trùng gây ra ghẻ ngứa.

Liều dùng:

  • Ngày thoa lên vùng da bị ghẻ nước 1 lần.
  • Có thể dùng nhắc lại sau 7 ngày.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Không dùng thuốc thoa lên miệng, mũi, mắt, cơ quan sinh dục.
  • Trước khi thoa thuốc nên vệ sinh da sạch sẽ.
  • Sau khi thoa thuốc nên giữ nguyên từ 8 – 14 giờ.
  • Towders Cream phù hợp cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, người có thai, trẻ sơ sinh, hoặc mẹ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Benzyl benzoateThuốc trị ghẻ nước cho bé

Nếu bạn đang tìm thuốc trị ghẻ nước cho bé thì có thể tham khảo Benzyl benzoate. Benzyl benzoate là một hợp chất hóa học có tác dụng tiêu diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh. Bao gồm cả chấy rận và ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis.

Với trẻ em, phụ huynh sử dụng dạng kem bôi ngoài. Còn với nhũ dịch thì chỉ áp dụng cho trẻ từ độ tuổi 12 trở lên.

Liều dùng:

  • Trẻ em: Pha 60 – 90ml dung dịch với nước sạch sao cho tổng dung tích là 120 – 180ml.
  • Người lớn: 120 – 180ml nhũ dịch 25%.

Lưu ý khi dùng:

  • Thuốc có thể thoa lên vùng mặt nhưng không được dính vào mắt.
  • Trước khi dùng thuốc cần phải tắm rửa, vệ sinh và lau khô.
  • Sau khi thoa thuốc giữ nguyên 24 giờ, lần thứ 2 thoa thuốc mà không cần tắm. Sau 48 giờ mới tắm lại.
  • Mẹ bầu, phụ nữ cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc trị ghẻ ngứa Eurax (Crotamiton 10%)

Eurax cũng được biết đến là thuốc trị ghẻ ngứa hiệu quả với thành phần chính là Crotamiton 10%. Thuốc có công dụng loại bỏ chấy rận, cái ghẻ. Đồng thời, cải thiện ngứa cho ghẻ nước chỉ sau 6 – 10 giờ sử dụng.

Liều dùng:

  • Mỗi ngày thoa 2 – 3 lần thuốc vào khi vực bị bệnh.

Lưu ý:

  • Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.
  • Với phụ nữ có thai hay đang cho con bú chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị nên thay quần lót, chăn ga gối đệm thường xuyên.
  • Chỉ nên thoa thuốc ngoài da, không dùng thuốc bôi lên mắt, miệng, vết thương hở hay vùng bị chảy dịch.

Lindane 1%

Lindane 1% thường được chỉ định cho những trường hợp bị ghẻ nước nặng, dùng nhiều thuốc khác nhưng không hiệu quả. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt ghẻ cái.

Liều dùng:

  • Thoa thuốc lên vùng da bị bệnh (không dùng cho mặt).
  • Với trẻ em sau 6 – 8 giờ thì đi tắm sạch lại. Còn người lớn thì nên đợi từ 8 – 12 giờ.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, người có sức khỏe yếu kém.
  • Khi thoa thuốc nên sử dụng găng tay có chất liệu neoprene, nitril, latex phủ vinyl. Sau khi dùng cần phải rửa tay sạch sẽ.
  • Không để thuốc dính vào miệng, vết thương hở hay mắt. Trường hợp để dính thuốc cần phải rửa ngay với nước sạch.
  • Trong thời gian dùng thuốc (72 giờ) cần thay ga, gối đệm, tắm nước nóng.

Thuốc uống trị ghẻ Diphenhydramin

Diphenhydramin thuộc nhóm kháng sinh histamin H1. Thuốc trị ghẻ nước này thường được chỉ định để điều trị dị ứng, ngứa da. Với bệnh ghẻ nước, thuốc sẽ có tác dụng giảm triệu chứng ngứa.

Liều dùng:

Diphenhydramin sử dụng bằng đường uống (uống nhiều nước) với liều lượng như sau:

  • Người lớn: Mỗi lần dùng 25 – 50mg, ngày uống 4 lần. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ từ 6-12 tuổi: Mỗi lần uống 12,5 – 25 mg, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Chỉ dùng tối đa 150 mg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2-6 tuổi: Mỗi lần uống 6,25 – 12,5 mg, mỗi ngày uống 3 – 4 lần.

Lưu ý:

  • Diphenhydramine có tác dụng an thần nhẹ và có thể gây buồn ngủ. Do đó, nếu người bệnh cần tập trung, lái xe hoặc vận hành máy móc phức tạp, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, mất cân bằng, mất ngủ. Nếu có dấu hiệu không mong muốn, bạn cần thảo luận với bác sĩ.

Thuốc trị ghẻ nước DEP

Tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về thuốc trị ghẻ nước DEP.

Đây là thuốc kê đơn với thành phần chính là Diethyl phthalate hàm lượng 9,5g/10g kem. Loại thuốc này thường sẽ được chỉ định điều trị ghẻ nước và một số bệnh da liễu khác. Thuốc có tác dụng tiêu diệt ghẻ, làm lành da tổn thương.

Cách dùng và liều dùng:

  • Thoa thuốc lên vùng bị ghẻ nước ngày 2 – 3 lần, liên tiếp trong 5 – 7 ngày.
  • Trước khi dùng nên tắm rửa, lau khô.
  • Nên đợi thuốc khô mới mặc đồ, sau 5 – 8 giờ thì đi tắm.

Tác dụng phụ

  • Thuốc có thể gây kích ứng nhẹ.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Tránh bôi thuốc vào vùng gần mắt và mũi. Nếu tiếp xúc với mắt hoặc mũi, cần rửa kỹ với nước.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với đồ dùng nhựa.
  • Không sử dụng thuốc khi đã hết hạn sử dụng.
  • Không sử dụng thuốc nếu bạn mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Sử dụng thuốc bôi ngoài da trị ghẻ Crotamiton Stada 10%

Crotamiton Stada 10% là thuốc bôi trị ghẻ nước, khắc phục tình trạng ngứa da.

Cách sử dụng:

  • Thuốc chỉ được dùng bôi ngoài da.
  • Trước khi sử dụng, bạn cần tắm rửa và vệ sinh da sạch sẽ, sau đó lau khô.
  • Bôi một lớp thuốc mỏng lên da, xoa nhẹ nhàng từ cổ đến chân, bao gồm cả lòng bàn chân và các nếp gấp trên da. Tránh để thuốc tiếp xúc với niêm mạc miệng, mắt và lỗ niệu đạo.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Bôi 30g kem mỗi lần vào buổi tối.
  • Bôi lần thứ 2 sau 24 giờ và 48 giờ sau lần bôi cuối đi tắm để loại bỏ hết thuốc.
  • Nếu cái ghẻ còn sống, có thể dùng nhắc lại sau 7-10 ngày điều trị.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ ít gặp bao gồm ngứa da.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm viêm da tiếp xúc, phản ứng quá mẫn, phù mạch, kích ứng da, ban đỏ, chàm và phát ban. Nếu có tác dụng phụ nặng, cần ngưng sử dụng thuốc.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc trong trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, viêm da chảy nước cấp tính và điều trị bệnh chấy rận.
  • Không bôi thuốc lên vùng da viêm, trầy xước, rỉ nước cho đến khi viêm đã hết.
  • Nếu có biểu hiện quá mẫn, cần ngưng thuốc ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Hiệu quả và an toàn của thuốc đối với trẻ em chưa được xác định.

Thuốc uống trị ghẻ Ivermectin 3mg

Ivermectin 3mg là thuốc dạng uống, thường được chỉ định điều trị ghẻ nặng, ghẻ dai dẳng điều trị tại chỗ không hiệu quả, ghẻ đóng vảy trong da.

Cách dùng và liều dùng:

  • Sử dụng bằng đường uống và nên uống khi đói, uống nhiều nước.
  • Sử dụng 1 liều duy nhất 200 mcg/kg trọng lượng cơ thể. Có thể cần lặp lại điều trị sau 1 tuần theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Sốt.
  • Phát ban, dị ứng hoặc phản ứng da nghiêm trọng.
  • Viêm gan cấp tính.
  • Khó thở.
  • Ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm.
  • Đái ra máu.
  • Chán ăn, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Những đối tượng sau cần thận trọng khi dùng thuốc:

  • Người mắc HIV/AIDS.
  • Người già.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Điều trị ung thư.
  • Mắc bệnh suy thận, huyết áp cao, hen suyễn, nhiễm trùng gan.
  • Bị co giật.

Kem bôi Elimite

Elimite có thành phần chính là permethrin 5% giúp loại bỏ ghẻ cái, giảm ngứa, làm lành các tổn thương. Không chỉ dùng để trị ghẻ, loại thuốc này còn được sử dụng để trị chấy rận.

Cách dùng và liều dùng:

  • Trước khi sử dụng, cần tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ, sau đó lau khô vùng da tổn thương.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ, bôi đều và massage nhẹ nhàng lên da.
  • Sau khoảng 8-14 giờ, tắm rửa lại.
  • Liều dùng duy nhất, bôi khoảng 30g kem.

Tác dụng phụ:

  • Phát ban, dị ứng, tróc da.
  • Kích ứng da, cảm giác nóng rát,
  • Khó thở.

Lưu ý:

Những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi dùng thuốc:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Những người dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Người chuẩn bị có thai.
  • Đang mang thai hoặc cho con bú.

Thuốc trị ghẻ nước Thanh Ngọc Phương

Sản phẩm tiếp theo chúng tôi muốn nói đến đó là thuốc trị ghẻ nước Thanh Ngọc Phương. Loại thuốc này thường được dùng điều trị các bệnh về da liễu nói chung, bệnh ghẻ nước nói riêng.

Thanh Ngọc Phương giúp điều trị ghẻ nước hiệu quả bằng cách phá vỡ các lớp tế bào của cái ghẻ và trứng. Đồng thời, tiêu diệt cái ghẻ, làm lành các tổn thương do cái ghẻ gây ra.

Thành phần:

  • Bồ Hoàng
  • Lá ba chạc
  • Lá đơn
  • Thuyền thoái
  • Hoàng liên chân gà…

Công dụng:

  • Điều trị ghẻ nước.
  • Ức chế và tiêu diệt cái ghẻ trên da.
  • Cải thiện các triệu chứng ngứa, khó chịu do cái ghẻ gây ra.
  • Làm lành tổn thương, tái tạo làn da.

Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh trị ghẻ

Thuốc trị ghẻ nước cuối cùng chúng tôi muốn nói đến đó là thuốc bôi hoặc xà phòng chứa lưu huỳnh. Nhóm thuốc này thường có nồng độ 5 – 10%, giúp ức chế và tiêu diệt ghẻ. Đồng thời, phòng tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh khác.

Cách sử dụng thuốc:

Đối với thuốc mỡ, dạng kem chứa lưu huỳnh:

  • Tắm và vệ sinh da, lau khô bằng khăn sạch.
  • Thoa lớp kem mỏng lên cơ thể.
  • Sau 24h tắm lại.

Với xà phòng chứa lưu huỳnh:

  • Nên tắm bằng nước ấm.
  • Thoa thuốc lên cơ thể và massage tầm 5 phút.
  • Dùng khăn sạch lau lớp xà phòng.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Thuốc có thể gây kích ứng da khi dùng. Do đó, nên test trên vùng da nhỏ ở tay trước khi sử dụng.

Lời kết

Trên đây là thông tin về TOP 10+ thuốc trị ghẻ nước tốt nhất hiện nay. Các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng để tránh bệnh kéo dài, dai dẳng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *