TOP 10+ Thuốc trị viêm da tiết bã (thuốc uống + thuốc bôi)

Thuốc trị viêm da tiết bã giúp cải thiện nhanh các triệu chứng. Hiện nay có nhiều loại thuốc bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc 10+ thuốc bôi và thuốc uống tốt nhất hiện nay. Các bạn có thể tham khảo.

Xem thêm

Những điều cần biết về viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã (viêm da dầu) thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều dầu. Một số trường hợp bệnh cũng xuất hiện ở những vùng da khô và dày. Đối tượng mắc bệnh có thể ở cả người lớn và trẻ em. Ở trẻ em, viêm da tiết bã còn có tên gọi là cứt trâu.

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh lý này liên quan đến nấm men Malassezia. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Di truyền từ người nhà.
  • Da tiết nhiều dầu.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Chế độ ăn nhiều muối, đường hay gia vị cay.
  • Thời tiết hanh khô và lạnh.
  • Một số yếu tố khác: Rối loạn nội tiết tố, vệ sinh không sạch, căng thẳng…

Về dấu hiệu, tùy vào từng độ tuổi, mức độ bệnh mà sẽ gặp các biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

Trẻ từ 0 – 3 tháng:

  • Xuất hiện mảng da dày và cứng ở da đầu và chân tóc. Các mảng có thể có màu đen, trắng, vàng hoặc nâu.
  • Trường hợp nặng có thể lên vảy tiết hoặc mảng xuất hiện ở thân.

Ở người lớn:

  • Da ẩm, nổi mẩn đỏ và tróc vảy.
  • Vùng lưng và ngực đỏ, kèm vảy trắng.
  • Da đầu bị bong tróc.
  • Cánh mũi ửng đỏ.
  • Trường hợp nặng có thể bị ngứa nhẹ.

Top 10+ loại thuốc trị viêm da tiết bã

Sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã là phương pháp tiện lợi, hiệu quả nhanh. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị bệnh lý này và được chia thành 2 nhóm đó là thuốc bôi và thuốc uống.

Trong bài viết này chúng tôi đã tổng hợp 10+ thuốc trị viêm da tiết bã được đánh giá cao về hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo.

Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt Ketoconazole

Ketoconazole được biết đến là thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả hiện nay. Đây là một dẫn chất imidazol có khả năng kháng nấm mạnh với nhiều loại nấm, đặc biệt là chủng nấm Pityrosporum ovale.

Thuốc này thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến nấm trên da, như viêm da tiết bã do nấm gây ra.

Việc sử dụng Ketoconazole cần phải tuân theo các hướng dẫn cụ thể và chỉ định của bác sĩ. Vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ có thể xuất hiện bao gồm:

  • Nóng rát, kích ứng da.
  • Khó thở, dị ứng da như phát ban.
  • Sưng lưỡi, môi, mặt, nóng rát ở vị trí bôi thuốc.
  • Da đầu khô hoặc nhờn, rụng tóc nhẹ, đau đầu.

Ngoài ra, có một số hạn chế về việc sử dụng Ketoconazole:

  • Không nên sử dụng cho người mẫn cảm với imidazol.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không nên sử dụng khi đang hút thuốc vì có thể dễ bắt lửa.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

FucidinThuốc bôi trị viêm da tiết bã ở đầu

Nếu bạn đang tìm thuốc bôi trị viêm da tiết bã ở đầu có thể tham khảo kem bôi Fucidin.

Fucidin là một loại kem bôi ngoài da có thành phần chính là axit fusidic và hydrocortison acetat. Đây là một loại thuốc kháng khuẩn và chống viêm. Thường được sử dụng để điều trị các vấn đề da như viêm da tiết bã, nhiễm trùng da, viêm da dị ứng và chàm da.

Để sử dụng Fucidin, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng Fucidin theo đơn của bác sĩ. Liều dùng thông thường là 2 lần/ngày và không nên sử dụng quá 2 tuần mỗi đợt điều trị.
  • Fucidin không nên sử dụng cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Do Fucidin chứa corticosteroid nên không nên sử dụng cho nhiễm trùng da nguyên phát do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Cũng không nên sử dụng cho vùng da quanh miệng, mụn trứng cá đỏ hoặc các biểu hiện ở da liên quan đến bệnh lao.
  • Sản phẩm có thể gây ra các phản ứng phụ như ngứa, rát, kích ứng, rối loạn da và dưới mô da như phát ban.
  • Nếu sử dụng trong thời gian dài, Fucidin có thể gây ra các vấn đề như teo da, viêm da, rạn da, mất sắc tố, giãn mao mạch, chứng rậm lông, đỏ da và tăng tiết mồ hôi.
  • Fucidin có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú, nhưng nên tránh bôi lên vùng vú.

Kem bôi Hydrocortisone 1%

Thuốc trị viêm da tiết bã tiếp theo chúng tôi muốn nói tới đó là kem bôi Hydrocortisone 1%. Đây là một loại kem bôi chứa hydrocortison 1% là một loại corticosteroid nhẹ. Được sử dụng để điều trị các vấn đề da như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da kích ứng, mẩn ngứa, mề đay và chàm.

Một số lưu ý khi dùng Hydrocortisone 1% trị viêm da tiết bã:

  • Sản phẩm chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Liều dùng thông thường là 3-4 lần/ngày. Nếu sau 1 tuần sử dụng mà không hiệu quả, cần thông báo với bác sĩ để thay đổi phác đồ khác.
  • Hydrocortisone có tác dụng chống viêm, ổn định kết cấu hạt tế bào và màng tế bào. Làm giảm phản ứng viêm và cải thiện triệu chứng da. Tuy nhiên, sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa và phát ban, mặc dù rất hiếm gặp.
  • Không sử dụng sản phẩm cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn, virus hoặc nhiễm nấm không được sử dụng.
  • Không thoa kem bôi lên vùng da bị nhiễm trùng, lở loét hoặc để điều trị mụn trứng cá.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc trị viêm da dầu ở mặt Desonide 0.05%

Desonide 0.05% là thuốc trị viêm da dầu ở mặt chứa corticosteroid. Thuốc có tác dụng kiểm soát các triệu chứng liên quan như sưng, đau, ngứa, và bong tróc. Đây là một loại thuốc dùng ngoài da và thường có sẵn dưới dạng kem, lotion, thuốc mỡ, gel, hoặc thuốc phun dạng bọt.

Các lưu ý khi dùng Desonide 0.05%:

  • Sản phẩm có thể được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa từ mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
  • Liều dùng thông thường là 2 lần/ngày. Khi các triệu chứng đã được kiểm soát, cần ngưng sử dụng. Nếu sau 4 tuần mà không thấy cải thiện, cần thảo luận lại với bác sĩ.
  • Không sử dụng Desonide 0.05% cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không sử dụng cho người có rối loạn đường huyết, bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Tacrolimus Ointment – Thuốc trị viêm da tiết bã ở đầu cho bé

Tacrolimus Ointment là dòng thuốc trị viêm da tiết bã ở đầu cho bé và người lớn khá thông dụng. Sản phẩm này là thuốc bôi ngoài da thuộc nhóm Calcineurin, được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã, viêm da xúc, bệnh chàm, eczema.

Thuốc này có tác dụng giảm phản ứng viêm quá mức ngoài da bằng cách kích thích sản sinh tế bào lympho T trong cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng Tacrolimus Ointment:

  • Sử dụng cho những bệnh nhân không thích hợp sử dụng corticoid.
  • Liều dùng thường dao động từ 0.075 – 0.2 mg/kg/ngày và được sử dụng 2 lần/ngày.
  • Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không thoa lên vùng da bị loét, vết thương hở trên da.
  • Không sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Tacrolimus Ointment có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình như dị ứng, kích ứng da, nóng rát, phát ban, buồn nôn, ợ chua, ăn uống mất ngon.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng.

Thuốc mỡ Flucinar

 

Flucinar là thuốc mỡ có nhiều công dụng như:

  • Kháng sinh
  • Giảm ngứa
  • Điều trị nhiễm trùng do nấm hay virus
  • Tiêu viêm…

Chính vì thế, loại thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiết bã. Hoặc các bệnh da liễu như chàm, nhiễm trùng da, viêm da dị ứng…

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày thoa lên vùng da bị viêm từ 1 – 2 lần, để thông thoáng.
  • Thời gian sử dụng là 14 ngày.

Sử dụng thuốc bôi Tempovate trị viêm da tiết dã

Tempovate được biết đến với công dụng giảm ngứa, kháng viêm, ức chế sự phát triển các chất trung gian gây viên nhiễm. Thành phần chính của thuốc là Clobetasol giúp loại bỏ nấm, mụn viêm do dầu thừa gây ra.

Cách sử dụng:

  • Thoa kem trực tiếp lên vùng da viêm từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Nếu bệnh kéo dài, nên hỏi ý kiến bác sĩ để tăng liều lượng.

Thuốc diệt nấm Ciclopirox

Ciclopirox giúp loại ức chế là loại bỏ nấm gây viêm da. Cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, làm lành các tổn thương. Sản phẩm này thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiết bã.

Cách dùng:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Lấy lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh ngày 1 lần.

Thuốc kháng histamin – Loratadin

Loratadin là thuốc kháng histamin có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Sản phẩm rất hiệu quả trong việc ức chế các tác nhân gây viêm. Giúp cải thiện ngứa và phù nề da.

Song khi sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ, rối loạn nhịp tim.

Cách dùng:

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: 5m/lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 10mg/ngày.
  • Từ 12 tuổi trở lên: 10mg/lần/ngày.

Dexamethason – Thuốc trị viêm da tiết bã tốt nhất

Trường hợp bị viêm da tiết bã lâu ngày không hồi phục, bác sĩ có thể chuyển sang thuốc uống chứa corticoid. Trong đó, Dexamethason được sử dụng khá phổ biến. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa, dị ứng và sưng tấy.

Cách dùng:

  • Trẻ em: 0,08-0,3mg/kg/ngày, chia thành nhiều liều sau 6 – 12 giờ.
  • Người lớn: 0,75-9mg/ngày.

Kem bôi trị viêm da tiết bã Atopiclair

Atopiclair cũng nằm trong danh sách thuốc trị viêm da tiết bã hiệu quả. Không những vậy, sản phẩm còn dùng trong trường hợp điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, da khô bẩm sinh.

Các thành phần chính:

  • Acid hyaluronic
  • Butyrospermum parkii butter
  • Acid glycyrrhetinic
  • Vitamin C
  • Vitamin E…

Cách sử dụng:

  • Thoa trực tiếp lên bị bệnh ngày 3 lần.
  • Sản phẩm có thể dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.

Tác dụng phụ:

  • Dị ứng
  • Châm chích
  • Ngứa
  • Phồng rộp da
  • Phát ban…

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Phần cuối bài viết sẽ là một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc trị viêm da tiết bã bạn đọc cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, ngưng sử dụng hay thay đổi liều lượng.
  • Cần theo dõi các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc. Nếu có dấu hiệu lạ, cần báo ngay với bác sĩ.
  • Không sử dụng kết hợp thuốc Tây, Đông y hay thuốc Nam cùng lúc vì sẽ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trường hợp viêm da tiết bã lâu năm, tái phát nhiều lần. Hãy chủ động thăm khám định kỳ, sử dụng thuốc theo đơn thuốc mới của bác sĩ.
  • Hiệu quả việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng của mỗi người. Do đó, cần kiên trì sử dụng theo phác đồ của bác sĩ.
  • Kết hợp ăn uống, sinh hoạt điều độ để bệnh sớm thuyên giảm.

Trên đây là thông tin về 10+ thuốc trị viêm da tiết bã. Lưu ý, bạn đọc cần phải thăm khám và chỉ sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *