Đánh ghen là gì? Đánh ghen có vi phạm pháp luật không?

Thời gian gần đây, nhiều clip đánh ghen được tung ra liên tiếp trên các mạng xã hội. Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và gây mất trật tự xã hội. Vậy đánh ghen là gì? Những trách nhiệm pháp lý phải chịu khi thực hiện hành vi đánh ghen? Làm thế nào để đánh ghen đúng luật? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Đánh ghen là gì?

Đánh ghen là gì? Ghen trong tình yêu là như thế nào? Hầu hết các vụ đánh ghen đều xảy ra trong tình yêu. Khi có người thứ 3 xen vào tình yêu hoặc cuộc sống gia đình của bạn.

Hành vi đánh ghen có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: lời nói, hành động thô bạo như đánh, đấm, đá, lột đồ hoặc gây tổn hại thân thể người khác.

Nếu hành vi đánh ghen xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác… có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đánh ghen có vi phạm pháp luật không?

Đánh ghen là hành vi vi phạm pháp luật ở nhiều quốc gia. Tùy mức độ đánh ghen mà hình phạt tại mỗi quốc gia cũng sẽ khác nhau. Có thể nói, hành vi đánh ghen thường bị xem là một hành vi bạo lực và vi phạm quy định về an ninh và trật tự công cộng.

Hình phạt hành chính có thể bao gồm phạt tiền, án tù tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia. Trong trường hợp hành vi đánh ghen dẫn đến thương tích hoặc tử vong của người bị hại. Người thực hiện hành vi đánh ghen có thể phải đối mặt với hình phạt hình sự nghiêm trọng như án tù.

Ngoài ra, đánh ghen cũng có thể liên quan đến các vụ kiện dân sự. Trong đó người bị hại có thể đòi bồi thường thiệt hại về cả mặt tài sản và tinh thần.

Vì vậy, việc đánh ghen không chỉ là một hành vi xấu ảnh hưởng đến thần phong mỹ tục mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Và người thực hiện hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy theo quy định của quốc gia và vùng lãnh thổ cụ thể.

Đánh ghen phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Ngoại tình, cặp bồ là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Về mặt đạo đức, xã hội không đồng tình với hành vi này. Nếu người trong cuộc nóng giận, không sáng suốt… Rất dễ đưa ra những hướng xử lý không đúng đắn, làm trái quy định của pháp luật.

Hành vi đánh ghen có thể sẽ phải chịu xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể như sau:

Đánh ghen bị xử phạt hành chính

Hành vi đánh ghen làm nhục người khác, tụ tập gây rối nơi công cộng, xâm phạm thân thể, tổn hại sức khỏe của người khác, sẽ tự xử theo khoảng 3, 4,5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

  • Hành vi đánh ghen làm nhục người khác: xử phạt hành chính, phát cảnh cáo 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Hành vi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự, sẽ bị xử lý tội gây rối trật tự công cộng. Thường bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000.
  • Đối với hành vi xâm hại thân thể, ảnh hưởng sức khỏe của người khác. Người đánh ghen trực tiếp hoặc gián tiếp (thuê người khác) xâm hại đến sức khỏe của người khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Đánh ghen chịu trách nhiệm hình sự

Người đánh ghen phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm phải các lỗi nghiêm trọng như:

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hành vi, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình như:

  • Mức xử phạt thấp nhất của tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù. Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Khung hình phạt cao nhất có thể lên đến từ 12 – 20 năm tù hoặc chung thân.
  • Trường hợp đánh ghen gây chết người, sẽ bị xử phạt hình sự về tội giết người với khung hình phạt cao nhất, đó là tử hình.

Tội làm nhục người khác

Theo điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người đánh ghen có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị phạt:

  • Phạt cảnh cáo bằng tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  • Mức độ và hành vi có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội sẽ bị phạt từ 3- 5 năm tù.

Làm thế nào để đánh ghen đúng pháp luật?

Để tránh bị xử phạt theo quy định của luật pháp. Bạn nên thực hiện đánh ghen một cách văn minh và đúng pháp luật, bằng cách:

Không xúc phạm người thứ ba

Vẫn biết là bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối khi phát hiện người kia phản bội mình. Tuy nhiên, bạn nên kiềm chế sự tức giận đó để giải quyết một cách khôn ngoan.

Bạn không nên có những từ ngữ, cử chỉ thô lỗ, khiêu khích để xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người thứ 3. Bởi theo Điều 5 của nghị định số 167/2013/ NĐ-CP, những người có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000đồng – 300.000 đồng.

Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị phạt tiền ở mức cao và cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc đi tù 2 năm, theo điều 155 của Bộ luật hình sự 2015.

Khi đánh ghen không nên gây thương tích cho người khác

Không nên gây thương tích, tổn hại thân thể của người thứ 3 ở mức 11% trở lên. Nếu vi phạm bạn sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự với khung hình phạt lên tới 3 năm tù. Xử phạt hành chính 2-3 triệu đồng theo Điểm E, Khoản 3, Điều 5 của Nghị Định 167/2013/NĐ-CP.

Hãy chủ động thu thập bằng chứng

Cách hiệu quả nhất để xử lý con giáp thứ 13 đó là thu thập bằng chứng để chứng minh mối quan hệ ngoại tình của vợ/chồng mình với tình nhân.

Sau đó, đem những bằng chứng này giao nộp cho chính quyền (cơ quan cảnh sát hoặc Ủy ban nhân dân xã) hoặc cơ quan của tình nhân.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng cách này khi không còn cách xử lý nào khác. Bởi tố cáo ngoại tình khi đã đưa ra, pháp luật sẽ tham gia vào giải quyết.

Trước khi khiếu nại, bạn có thể ngồi trò chuyện thẳng thắn và tử tế với chồng/vợ và người tình,.. trước khi thực hiện biện pháp cuối cùng là khiếu nại.

Có lên đánh ghen không?

Quan hệ bất chính, ngoại tình, cặp bồ… là hành động sai trái bị cả xã hội lên án. Tuy nhiên, hành động đánh ghen dù đúng dù sai, cũng là hành động sai trái và bất hợp pháp. Vì nó gây tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần của người đánh ghen.

Bên cạnh đó, nó còn làm tổn hại đến tình cảm và sự tin tưởng, là yếu tố gây phá vỡ mối quan hệ của bạn.

Trong trường hợp đánh ghen gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của. Còn bị phạt tiền và phạt tù theo quy định của pháp luật.

Do đó, thay vì đánh ghen, bạn hãy tìm cách giải quyết bằng cách trò chuyện, thương lượng với đối tác của mình. Nếu không thể hòa giải trong hòa bình, bạn nên cân nhắc để chấm dứt mối quan hệ và đi tìm hạnh phúc cho bản thân. Đừng cố níu giữ một người không còn yêu mình.

Với những nội dung bài viết trên đây, chắc hẳn bạn hiểu đánh ghen là gì? Đánh ghen có vi phạm pháp luật không? Và phải chịu những trách nhiệm pháp lý nào? Hãy cân nhắc trước khi thực hiện hành vi của mình. Phải thật sáng suốt và bĩnh tĩnh để giải quyết vấn đề theo đúng quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *