[Gợi ý]10 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5, 6, 12 tháng tốt nhất

Rất nhiều các mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con khi trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các món ăn. Bài viết dưới đây, sẽ gợi ý cho bạn thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đến 12 tháng.

Hãy cùng tham khảo để làm phong phú hơn thực đơn ăn dặm của con. Giúp con ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng nhé!

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cách tiếp cận khá độc đáo trong việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phương pháp này tập trung vào việc kích thích sự tò mò và khám phá của trẻ thông qua thực phẩm. Từ đó, khuyến khích bé tự lập ăn uống từ một tuổi rất sớm.

Các giai đoạn ăn dặm của Nhật sẽ được thiết kế theo độ tuổi, để phù hợp với sự phát triển của bé và đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Dưới đây là một số điểm nổi bật của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Phương pháp này khuyến khích bé tự tay cầm thìa và học cách tự mình ăn. Mẹ thường cung cấp thức ăn trong bát hoặc đĩa cho bé và để bé chạm tay vào thức ăn và đưa thức ăn vào miệng mình.
  • Bé sẽ được trải nghiệm nhiều loại thức ăn khác nhau để làm quen với nhiều hương vị khác nhau.
  • Bé được khuyến khích ăn theo nhu cầu của mình thay vì theo lịch trình cố định.
  • Ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ sử dụng đĩa, bát và thìa phù hợp với tay bé nhằm giúp bé dễ dàng học cách tự lập ăn uống.
  • Phương pháp này coi ăn dặm là một trải nghiệm học hỏi và vui vẻ cho bé, không chỉ là việc cung cấp thức ăn.
  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là một cách tiếp cận tích cực đối với việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Giúp bé phát triển kỹ năng tự lập và tạo thói quen ăn uống lành mạnh từ khi còn rất nhỏ.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bé phát triển và có thói quen ăn uống lành mạnh. Cụ thể như:

  • Để bé có thể cảm nhận hương vị và tính chất của món ăn.
  • Phương pháp này khuyến khích việc bé làm quen từ thức ăn lỏng đến đặc, từ mịn đến thô, từ ít đến nhiều. Để phát triển kỹ năng nhai và nuốt một cách tự nhiên. Làm cho quá trình chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn rắn dễ dàng hơn.
  • Cho bé ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé nhận biết và làm quen với nhiều hương vị khác nhau. Bé sẽ phát triển sở thích về thực phẩm đa dạng, khám phá thế giới ẩm thực từ khi còn nhỏ.
  • Sử dụng cá khô bào và rong biển để chế biến thức ăn dặm cho trẻ thay vì xương và thịt. Điều này giúp hạn chế tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Để xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tần suất ăn: Khi mới bắt đầu, chỉ nên cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày.
  • Nguồn dinh dưỡng chính: của trẻ ở giai đoạn này vẫn là sữa mẹ, chiếm đến 90%.
  • Độ thô của cháo: Nên nấu tỉ lệ 1 phần gạo và 10 phần nước.
  • Lương tinh bột: Ngày đầu tiên chỉ nên ăn khoảng 5ml, sau đó tăng lên 5ml cho ngày tiếp theo.
  • Lượng đạm: chiếm 5 – 10g mỗi ngày.
  • Lượng rau xanh: 5 – 20m/ngày.
  • Trái cây: Hãy bắt đầu cho trẻ ăn các loại trái cây mềm như: bơ, chuối. Với các loại quả như táo, lê mẹ nên hấp mềm trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Hướng dẫn cách nấu nước Dashi cho trẻ

Trong thực đơn ăn dặm của Nhật, các mẹ hay sử dụng nước dashi để nấu cháo cho trẻ. Nước dashi là một loại nước dùng, được làm từ rau củ quả. Cách nấu nước dashi khá đơn giản. Như sau:

  • Bước 1: Rau củ quả rửa sạch, cắt thành nhiều khúc.
  • Bước 2: Cho nước vào nồi, lượng nước đổ cách chứng 1 đốt ngón tay. Lưu ý, củ cứng nên cho trước, củ mềm cho sau. Đun trong khoảng 30-40 phút, lấy phần nước dùng làm canh cho bé khi ăn với bột và cháo.

Một số công thức làm nước dashi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật như:

  • Cà rốt, su su, đậu cove, khoai tây.
  • Rau cải thảo, rau súp lơ trắng, xanh, su hào.
  • Củ cải trắng, rau bắp cải, hành tây.
  • Rau chân vịt, rau cải.
  • Dùng bột dashi cô đặc của nhật pha thành nước dashi.
  • Nấu nước dashi từ cá bào và rong biển Kombu.

[Gợi ý] Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 đến 18 tháng tuổi

Độ tuổi ăn dặm của bé sẽ không cố định, tùy theo sự phát triển của trẻ, mẹ có thể lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp.

Thông thường, bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi là trẻ có thể bước vào giai đoạn ăn dặm. Bởi đây là thời điểm bé có thể ngồi được khi có sự hỗ trợ.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ không cố định, bởi nó còn phụ thuộc vào nguồn thực phẩm ở địa phương nơi bạn sinh sống. Một số loại thực phẩm thường được sử dụng cho thực đơn ăn dặm của trẻ phải kể đến như: Bí đỏ, cà rốt, củ cải, cải bó xôi, bắp cải, thịt gà (phần thịt trắng)… được dùng để nấu nước súp cho bé.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi

Thông thường, bé sẽ bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu muốn ăn dặm sớm thì bạn có thể cho trẻ bắt đầu ăn dặm ở tháng thứ 5.

Một số dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn dặm sớm đó là: bé bú ít hơn, hay nhỏ dãi, mút tay nhiều khi thấy người lớn ăn…

Ở những tuần ăn dặm đầu tiên, các mẹ chỉ nên cho bé làm quen với cháo loãng hoặc đồ được xay nhuyễn. Để bé tập làm quen với thức ăn mới.

Hãy nấu cháo theo tỉ lệ 1: 10, tức là 1 phần gạo và 10 phần nước.

Lượng thức ăn cho bé tuần đầu tập ăn đó là:

  • 2 ngày đầu: 1 thìa (5ml).
  • 3 ngày tiếp theo: 2 thìa 10ml.
  • 3 ngày tiếp theo: 3 thìa 15ml.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với các loại rau củ, quả. Điều này sẽ giúp trẻ được cung cấp chất xơ, tốt cho đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, mẹ cần sơ chế rau củ cẩn thận, để trẻ không bị nghẹn. Trong quá trình ăn uống, nếu trẻ từ chối món ăn nào đó, bạn có thể thay đổi thực đơn cho trẻ, chứ không nên ép trẻ phải ăn món mà mình không thích. Ở giai đoạn này, các mẹ nên tập cho bé phản xạ nhai, nuốt.

Thực đơn gợi ý:

  • Cháo bí đỏ: 5-10g cháo, bí đỏ hấp chín, nước dashi hoặc nước dùng gà. Bí đỏ rây mịn, pha với nước dashi thành hỗn hợp loãng, mịn và hơi sệt rồi cho bé ăn.
  • Súp khoai tây: 5g khoai tây hấp chính, 5g nước dashi. Khoai tây nghiền nhuyễn, trộn với nước dashi để thành hỗn hợp loãng, mịn. Sau đó, cho bé ăn riêng hoặc ăn cùng với cháo.
  • Cháo bánh mì sữa chua: 5g cháo bánh mì, 5-10g sữa chua. 1 lát bánh mì sandwich bỏ phần rìa, cho vào nồi nấu với 10ml nước cho đến khi bánh mì nhừ. Trộn cháo bánh mì với sữa chua.

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 -8 tháng tuổi

Bước sang giai đoạn này, các mẹ nên tăng độ thô và đặc của thức ăn lên cho bé. Tỉ lệ chào lúc này sẽ là 1:7. Tuy nhiên, sau khi nấu các mẹ nên ray lại cho bé dễ nuốt.

Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, mẹ nên tăng lên thành 2 bữa ăn dặm cho trẻ. Đồng thời, đa dạng hơn về thực phẩm cho bé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng:

  • Cháo bánh mì sandwich cá hồi: 40g cháo bánh mì, 10g cá hồi. Cháo bánh mì nấu chín nhừ, cá hồi hấp chín bỏ da và xương, dùng thìa dầm nhuyễn. Trộn cháo với cá. Nếu cháo bị đặc quá thì hãy cho thêm chút nước để bé dễ nuốt hơn.
  • Bí đỏ trộn táo: 25g bí đỏ, 15 -20g táo. Bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn, mịn. Táo dùng thìa nạo nhuyễn hoặc lược qua rây lấy nước. Trộn bí đỏ cùng với táo và cho bé ăn.
  • Cháo trứng: (chỉ áp dụng cho bé từ 8 tháng tuổi): 40g cháo trắng, nửa lòng đỏ trứng và 50g nước dashi. Cho nước dashi vào nồi đun sôi rồi bỏ cháo vào khuấy đều, đánh tan lòng đỏ trứng. Rồi cho từ từ cháo vào, khuấy cho đến khi chín kỹ.
  • Mì gà cà rốt: 40g bún khô, 15g thịt gà, 15g cà rốt, 10g nước dashi. Thịt gà và cà rốt hấp chính, rây nhỏ. Bún khô rửa và dùng kéo dắt ngắn cho bé vừa ăn. Cho nước dashi vào nồi, cho cà rốt, thịt gà vào nấu cùng cho đến khi mì chín.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng

Khi bé được 9-11 tháng tuổi, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn cho bé qua mỗi tuần. Hoặc quan sát nhu cầu ăn của trẻ để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Rất nhiều bé, ở độ tuổi này đã mọc vài chiếc răng. Do đó việc các thực phẩm thô ở giai đoạn này sẽ tốt cho việc ăn nhai của trẻ.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 -11 tháng tuổi được gợi ý như sau:

  • Cháo thịt gà sốt cà chua: Cháo đặc 50g, thịt gà 15-20g, cà chua 25g, dầu ăn 5g. Thịt gà bạn nên lọc bỏ da và gân rồi băm nhỏ. Cà chua trần sơ nước sôi bóc vỏ bỏ hạt và thái nhỏ. Xào gà chín, cà chua xào mềm, nêm chút xì dầu. Sau đó, cho bé ăn kèm thịt gà sốt cà chua cùng cháo hoặc cơm đặc.
  • Cháo bông cải nấu cá: Cháo đặc 50g, bông cải 25g, cá 20g, nước dashi 200g. bông cải tước xơ, luộc chín và thái nhỏ. Cá hấp chín, bỏ da và xương, sau đó dằm nát. Đun sôi nước dashi cho bông cải, cá vào nấu cùng đến khi nước cạn là được.
  • Cháo canh bí xanh nấu thịt: cháo đặc hoặc cơm nát 60g, bí xanh 25g, thịt nạc băm 20g, hành lá và chút muối. Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột thái miếng vuông nhỏ bằng đầu ngón tay út. Thịt băm nặn thành từng viên nhỏ. Đun sôi cho thịt viên, bí xanh vào nấu chín mềm, thêm 1 chút muối.

Hướng dẫn thực đơn ăn dặm cho bé 12-18 tháng

Giai đoạn này, bé đã mọc nhiều răng hơn nên việc nhai nuốt sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do đó, mẹ không cần nấu thức ăn quá mềm như trước. Đồng thời, cho bé tập làm quen với việc từ cầm thìa để xúc thức ăn.

Trong trường hợp bạn đã cai sữa cho con, nên tăng cường bổ sung thêm 2 bữa ăn phụ/ngày.

Thực đơn gợi ý:

  • Cơm nát trứng chiên nấm rơm: 1 quả trứng, nấm rơm 25-30g, dầu ăn, xì dầu, nước dashi vài ngọn rau mùi. Nấm rơm cạo chân rửa sạch, trần nước sôi, sau đó xả qua nước lạnh, vặt kiệt và thái nhỏ. Trứng đánh tan cùng với nấm, rau mùi thêm chút xì dầu, nước dashi. Đặt chảo lên bếp cho nóng, đổ trứng vào chiên, rồi cuộn lại nhẹ nhàng. Bỏ ra đĩa cắt từng khoang nhỏ, để trẻ ăn cơm với trứng.
  • Cơm nát phi lê cá tẩm bột chiên xù: Cải thảo 2-3 lá, thịt băm 25g, nấm mèo 1 tai cỡ vừa, hành lá, nước rau củ luộc 150g-200g. Cải thảo hành lá sơ chế sạch, trần qua nước sôi. Nấm mèo ngâm nở, thái sợi nhuyễn. Thịt băm trộn với nấm mèo cùng chút nước mắm. Trải lá cải thảo lên thớt, cho thịt vào lá cuộn lại. Dùng hành buộc lá cải thảo lại. Đun nước sôi luộc rau củ hầm cải thảo cuộn thịt đến khi mềm. Sau đó, cắt khúc nhỏ để bé vừa ăn.

Chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ và những điều cần lưu ý

Chế biến thức ăn cho trẻ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi sự chú ý và quan tâm đặc biệt từ phía người chăm sóc. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện phương pháp này:

Đong lượng thức ăn chính xác

Các mẹ nên sử dụng thìa để đong lượng thức ăn cho bé để kiểm soát lượng thức ăn cung cấp. Điều này quan trọng để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng mà không bị quá nhiều.

Trữ đông nước dùng

Vì lượng thức ăn dùng một lần cho bé là tương đối ít. Bạn nên trữ đông nước dùng dashi, nước dùng gà hoặc nước hầm rau củ bằng cách dùng khay đá có nắp đậy để dùng dần. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi chuẩn bị thức ăn cho bé.

Tỉ lệ nước và gạo khi nấu cháo

Nếu bạn sử dụng nồi cơm điện có chế độ nấu cháo, thì tỷ lệ gạo và nước đã được thiết lập. Tuy nhiên, nếu nấu bằng nồi thông thường, bạn cần tăng lượng nước lên để cháo mềm hơn. Hãy ngâm gạo trước khi nấu từ 30 phút – 1 giờ để cháo nhanh mềm.

Chế biến cháo nhiều hơn lượng cần dùng

Phần cháo sẽ được sử dụng nhiều hơn thức ăn. Do đó, bạn nên nấu nhiều cháo hơn, sau đó để nguội và trữ đông dùng dần.

Chú ý đến tâm lý của bé

Trong quá trình cho bé ăn dặm, tạo cho bé môi trường thoải mái và tạo cơ hội cho bé được chọn lựa món ăn mà bé thích. Không nên ép bé ăn, mà để bé tự quen dần với thức ăn mới. Điều này giúp bé phát triển thói quen ăn uống tốt và không sợ ăn.

Trên đây là những thông tin về ăn dặm kiểu Nhật, cũng như một vài gợi ý về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 – 18 tháng tuổi. Các mẹ có thể tham khảo, để bổ sung thêm vào thực đơn cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *