Sử dụng thuốc Tây y là giải pháp nhanh chóng, hiệu quả giúp cải thiện cơn đau khớp. Vậy đau khớp gối uống thuốc gì? Bài viết dưới đây đã tổng hợp TOP 10+ thuốc trị đau khớp gối tốt nhất. Người bệnh có thể tham khảo để sử dụng.
Xem thêm
- 20+ Thuốc trị thoái hóa cột sống lưng, cổ tốt nhất của Mỹ, Nhật
- Top 10 thuốc đau vai gáy tốt nhất hiện nay trên thị trường
TOP thuốc trị đau khớp gối được người dùng đánh giá cao
Viêm khớp gối là bệnh lý phổ biến ở nhiều người. Để khắc phục cơn đau, các bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những chỉ định khác nhau.
Vậy đau khớp gối uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cải thiện tình trạng đau khớp gối.
Trị đau khớp gối tại nhà bằng thuốc Paracetamol
Rất nhiều người sử dụng Paracetamol trị đau khớp gối tại nhà. Bởi đây là thuốc không kê toa nên được dùng rất phổ biến. Thuốc có thể chỉ định điều trị đau từ nhẹ đến trung bình. Đồng thời, hạ sốt, cải thiện nóng đỏ ở da quanh khớp.
Paracetamol giúp giảm đau khớp bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương. Từ đó, giảm hoạt động sinh tổng hợp chất gây đau. Thuốc có thể được dùng cho cả người cao tuổi.
Cách sử dụng và liều lượng:
Liều lượng thường được đề xuất là từ 500 mg đến 1000 mg mỗi lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu cần. Tuy nhiên, không nên dùng quá 4g (4000 mg) Paracetamol trong một ngày, để tránh nguy cơ gây hại cho gan.
Chống chỉ định thuốc:
- Thiếu máu thường xuyên.
- Mẫn cảm với Paracetamol.
- Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
- Mắc bệnh lý về tim, phổi, thận, gan.
Tác dụng phụ:
- Nổi mề đay.
- Nổi ban đỏ.
- Buồn nôn.
- Nôn mửa…
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)
Nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau và chống viêm. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase 2 (COX-2) và không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Liều lượng:
Hiện có ba loại thuốc chống viêm không Steroid với liều lượng như sau:
- Celecoxib: Liều dùng thường là 200mg chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
- Meloxicam: Liều dùng thường là 15mg mỗi ngày một lần.
- Etoricoxib: Liều dùng thường là 60-90mg mỗi ngày một lần.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan ở mức độ nặng.
- Bệnh nhân đang mắc viêm loét dạ dày.
- Mắc bệnh lý chảy máu không được kiểm soát.
- Phụ nữ sau sinh đang cho con bú.
- Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn, đau bụng.
- Chóng mặt, ù tai.
- Rối loạn đường tiêu hóa.
- Loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Nhóm thuốc giảm đau Opioid được sử dụng điều trị viêm khớp gối trong trường đã sử dụng các loại thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả hoặc đau khớp gối nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhóm thuốc này có khả năng gây nghiện và cần được sử dụng cẩn thận.
Cơ chế hoạt động là ức chế trung ương, giúp làm giảm cảm giác đau ngay từ liều dùng đầu tiên. Đặc biệt, thuốc có khả năng gây nghiện nhất khi sử dụng các loại như Pethidin hoặc Morphin.
Liều dùng:
- Người lớn: 50 – 150mg Pethidin/lần (có thể dùng qua đường uống hoặc tiêm).
- Trẻ em: 1 – 1,8mg Pethidin/kg trọng lượng/lần (uống hoặc tiêm).
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân tổn thương não.
- Dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Suy thận, bệnh gan nặng.
- Mắc bệnh phổi nghẽn mãn tính, suy hô hấp.
Thuốc trị viêm khớp gối Glucocorticoid
Loại thuốc tiếp theo chúng tôi muốn nói đến đó là nhóm thuốc Glucocorticoid, (Corticoid dạng tiêm). Thuốc có khả năng giảm phản ứng viêm tại các vị trí khớp. Chúng có tác dụng giảm sưng đỏ và cảm giác phát sinh viêm khớp cấp tính.
Các loại Corticoid phổ biến mà bạn có thể gặp trong điều trị bao gồm Hydrocortison, Methyprednisolon, Prednisolon, Triamcinolon và nhiều loại khác.
Khi sử dụng Corticoid, liều dùng cần được tùy chỉnh và theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các yếu tố như tình trạng, độ tuổi và khả năng phản ứng cơ thể sẽ quyết định liều lượng cụ thể cho từng người.
Thuốc chống chỉ định:
- Trẻ em, người cao tuổi.
- Tiểu đường, cao huyết áp.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Mắc bệnh suy thận, suy gan, viêm loét dạ dày.
Sử dụng thuốc chống thấp khớp (DMARDs)
Nhóm thuốc DMARDs (thuốc chống thấp khớp) cũng nằm trong danh sách câu hỏi đau khớp uống thuốc gì. Nhóm thuốc này được sử dụng chính trong điều trị đau khớp gối.
Thuốc có khả năng ảnh hưởng sâu vào quá trình viêm và tổn thương của khớp. Từ đó, giảm triệu chứng, bảo vệ khớp và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Một số loại DMARDs phổ biến bao gồm:
- Methotrexate
- Sulfasalazine
- Hydroxychloroquine
- Leflunomide
Liều dùng:
- 200mg/ngày.
Chống chỉ định:
- Bà bầu;
- Suy giảm G6PD;
- Tổn thương ga.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu;
- Tiêu chảy;
- Tổn thương gan, thận;
- Mệt mỏi…
Diacerein – Thuốc trị đau khớp gối tốt nhất
Diacerein dùng để điều trị viêm khớp gối do thoái hóa. Thuốc hoạt động bằng cách chống viêm thông qua việc ức chế hoạt động của interleukin-1, một loại protein tham gia vào quá trình gây viêm.
Tuy nhiên, tác dụng của loại thuốc này phát triển khá chậm. Do đó thường cần sử dụng liên tục trong nhiều năm. Diacerein ít có tác dụng với các trường hợp thoái hóa khớp phát triển nhanh.
Tác dụng phụ:
- Tiêu chảy;
- Phản ứng;
- Viêm gan;
- Nhiễm melamine kết tràng…
Chống chỉ định:
- Mắc bệnh gan;
- Bệnh nhân dưới 15 tuổi;
- Mẫn cảm với Anthraquinone;
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh về gan hay thận cần thận trọng khi dùng.
Thuốc Chondroitin làm chậm quá trình lão hóa
Hiện nay, có rất nhiều chế phẩm chứa Chondroitin được chỉ định trong điều trị đau khớp gối do thoái hóa. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu cục bộ, thiếu máu do sắt, chống đông máu hay phòng bệnh xương khớp mãn tính.
Một trong những chế phẩm nổi bật phải kể đến đó là viên uống ZS Chondroitin có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại với các thành phần chính là tôm biển, mai cua, sụn cua, vỏ tôm.
ZS Chondroitin chứa Chondroitin MSM, giúp hình thành glucosamine để duy trì hoạt động của các tế bào sụn. Ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa hiệu quả. Đồng thời, giúp giảm đau, tăng khả năng hấp thụ canxi và kích thích quá trình tái tạo sụn khớp.
Glucosamine – Thuốc tái tạo và phục hồi mô sụn
Đau khớp gối uống thuốc gì? Người bệnh có thể tham khảo thuốc Glucosamine. Loại thuốc này thường được kết hợp với Chondroitin để phục hồi mô sụn, làm chậm quá trình thoái hóa. Công dụng của thuốc của trị viêm khớp, phòng các bệnh xương khớp mãn tính.
Glucosamine là một amino-monosaccharide có khả năng tổng hợp proteoglycan và tế bào trong sụn. Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng ức chế các enzym phá hủy mô sụn và loại bỏ các gốc tự do superoxide.
Do đó, Glucosamine không chỉ có khả năng tái tạo và phục hồi mô sụn, mà còn giúp bảo vệ sụn khớp và ngăn chặn quá trình lão hóa.
Glucosamine kích thích sản sinh chất nhầy trong màng hoạt dịch. Giúp giảm áp lực khi vận động và giảm tình trạng khô khớp ở người cao tuổi.
Việc sử dụng loại thuốc này trong điều trị viêm khớp gối có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Đồng thời, cải thiện khả năng vận động của các khớp.
Để bổ sung Glucosamine, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm Glucosamine Orihiro. Sản phẩm này được ưa chuộng bởi khả năng giảm đau, tái tạo dịch khớp cho cơ thể.
Glucosamine Orihiro thúc đẩy tiết chất nhầy trong các ổ sụn khớp. Giúp phòng ngừa loãng xương và làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp. Đồng thời, sản phẩm này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
Tiêm Hyaluronic acid khớp gối
Tiêm Hyaluronic acid vào khớp gối là một phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. Với cách này, bác sĩ sẽ sử dụng hoạt chất Hyaluronic acid để tiêm trực tiếp vào khớp gối.
Mục tiêu của quá trình này là cung cấp sự bôi trơn, bảo vệ mô sụn và giảm ma sát khi vận động. Thông thường, hàm lượng Hyaluronic acid tự nhiên được sản xuất trong cơ thể có thể giảm đi theo tuổi tác.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại thuốc này không có tác dụng giảm đau và chống viêm trực tiếp. Thông thường ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ kết hợp với thuốc giảm đau và chống viêm khác để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Kháng sinh trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn
Với trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Với những bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn thường kéo theo các triệu chứng như hơi thở có mùi, môi khô, sốt, rét run…
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ chọc hút dịch từ khớp để xác định chủng vi khuẩn gây nhiễm. Từ đó, lên phác đồ điều trị kháng sinh phù hợp. Thời gian sử dụng kháng sinh thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần.
Một số kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp này gồm:
- Oxacillin
- Nafcillin
- Clindamycin
- Teicoplanin
- Vancomycin
- Gentamycin
- Amikacin…
Đau đầu gối uống thuốc gì? Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng bên cạnh tác dụng chống trầm cảm còn có khả năng giảm đau trong trường hợp đau khớp gối mãn tính. Do đó, nếu bạn đang phân vân đau khớp uống thuốc gì thì có thể sử dụng loại thuốc này.
Tác động của thuốc liên quan đến việc ức chế quá trình tái hấp thu chất dẫn truyền serotonin và norepinephrine. Nhờ đó, làm giảm tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương.
Thành phần:
- Imipramine
- Amitriptyline
- Desipramine…
Công dụng:
- Giảm đau cấp và mãn tính viêm khớp gối từ đau vừa đến nặng.
- Tạo cảm giác an thần kinh, giảm đau kéo dài, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
Cách sử dụng:
Amitriptyline là thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
Liều lượng như sau: Ngày uống từ 50 – 100mg, chia thành 2 lần, uống sau ăn.
Blackmores Glucosamine – Giải pháp cải thiện đau khớp gối
Blackmores Glucosamine được đánh giá rất cao trong việc chăm sóc xương khớp. Trong thuốc này chứa Glucosamine, có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của sụn và khớp.
Thành phần chính:
- Glucosamine Sulfate.
- Equivalent to glucosamine Sulfate.
Công dụng:
- Giảm đau và sự khó chịu do viêm khớp, đặc biệt là ở vùng khớp gối.
- Tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương, hỗ trợ duy trì sức khỏe và độ chắc khỏe của xương.
Cách dùng:
Sử dụng bằng đường uống, mỗi ngày dùng từ 1 – 2 viên.
Thuốc trị đau khớp gối của Mỹ Jex Max
Nói đến thuốc trị đau khớp hiệu quả không thể không nhắc đến thuốc trị đau khớp gối của Mỹ Jex Max. Sản phẩm thường được sử dụng để giảm đau, cải thiện sức khỏe của sụn khớp. Thích hợp với cả những người cao tuổi.
Thành phần:
- Hợp chất Peptan
- Vỏ cây liễu trắng
- Chondroitin Sulfate
- Alcolec F-100…
Công dụng:
- Phòng tránh lão hóa xương.
- Hạn chế nguy cơ loãng xương.
- Cải thiện đau khớp.
- Kháng viêm nên thích hợp cho bệnh nhân viêm đa khớp.
Viên bổ khớp Doppelherz Aktiv Gelenk 1200 giảm đau khớp gối
Đau khớp gối uống thuốc gì? Sản phẩm cuối cùng chúng tôi muốn nói đến đó là viên bổ khớp Doppelherz Aktiv Gelenk.
Thành phần:
- Natrium selenite.
- Glucosamine Sulfate.
- Kẽm.
- Zink Cacbonat
- Vitamin…
Công dụng:
- Bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi sụn khớp.
- Giảm đau khớp gối, chân hay các khớp khác.
- Kích thích khớp hoạt động trơn tru.
Liều dùng:
Mỗi ngày uống 2 viên vào buổi sáng, sử dụng liên tuc 3 – 6 tháng.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm khớp gối
Sử dụng thuốc là phương pháp giúp giảm nhanh cơn đau, cải thiện tình trạng viêm đỏ, sưng nóng. Ức chế tình trạng nhiễm trùng và tăng cường khả năng vận động của khớp.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số rủi ro và biến chứng. Vì vậy, khi sử dụng thuốc để điều trị đau khớp gối, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Cần thông báo với bác sĩ nếu từng bị dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng, tình trạng bệnh lý.
- Không lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau, nên dùng đúng liều lượng.
- Nếu xảy ra tác dụng phụ cần thông báo với bác sĩ.
- Không tự ý kết hợp thuốc Tây y với các loại thuốc Nam, thuốc Đông y khác.
- Người bệnh nên kết hợp tập thể dục, kỹ thuật vật lý trị liệu.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
- Nếu khớp gối tổn thương nặng, nên tham khảo các phương pháp điều trị khác.
Trên đây là thông tin giải đáp đau khớp gối uống thuốc gì? Với những gợi ý trên hy vọng sẽ giúp cho bạn trong việc cải thiện cơn đau khớp gây ra. Lưu ý, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.