[Đầy bụng khó tiêu] Nguyên nhân và cách điều trị

Đầy bụng khó tiêu là một trong những dấu hiệu cảnh báo hệ thống tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Vậy chướng bụng đầy hơi kéo dài, đầy bụng buồn nôn là bệnh gì? Làm thế nào để hết chướng bụng đầy hơi? Ăn gì khi đầy bụng khó tiêu? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Đầy bụng khó tiêu là gì?

Đầy bụng khó tiêu hay còn được gọi là chướng bụng đầy hơi là một hiện tượng thường xảy ra sau khi ăn. Khiến người bệnh có cảm giác bụng trở nên đầy đặn, chướng căng tràn, khó chịu.

Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác nặng nề, đầy hơi. Đôi khi có thể gây ra cảm giác đau nhức. Người trải qua tình trạng này thường có cảm giác ăn no ngay sau bữa ăn. Nhưng thực tế lượng thức ăn vẫn không quá nhiều.

Nguyên nhân gây chướng bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể đến một số yếu tố quan trọng như:

Ăn thực phẩm khó tiêu và gây đầy bụng

Ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu, bia, thuốc lá,  đồ uống có gas… có thể gây đầy bụng khó tiêu.

Bên cạnh đó, ăn đồ ăn sống, ăn tái như nem chua, tiết canh, rau sống, hải sản và đồ uống có cồn… Cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Hơi tích tụ trong dạ dày

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chướng bụng. Triệu chứng thường đi kèm với các biểu hiện khác như: ợ hơi thường xuyên, rối loạn tiểu tiện. Một vài trường hợp còn bị chóng mặt.

Chướng bụng do hơi tích tụ trong dạ dày có thể dẫn đến mức độ khó chịu từ nhẹ tới đau dữ dội tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:

  • Thực phẩm và đồ uống: nước có gas, sữa, đậu, súp lơ, bắp cải…
  • Nhiễm trùng dạ dày.
  • Bệnh mãn tính: Bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích (IBS)…
  • Chứng khó tiêu chức năng.

Khó tiêu

Chứng khó tiêu là yếu tố khiến cho tình trạng chướng bụng đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn. Thường thì cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Ăn quá nhiều;
  • Uống nhiều rượu;
  • Sử dụng thuốc gây kích ứng dạ dày, như ibuprofen;
  • Nhiễm trùng dạ dày nhẹ.

Chứng khó tiêu kèm theo đau bụng đầy hơi kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: loét dạ dày, ung thư dạ dày…

Thói quen ăn uống không khoa học

Các thói quen ăn uống không cân đối và không khoa học cũng có thể gây ra chứng đầy bụng khó tiêu và chướng bụng.

Ví dụ ăn quá nhanh, không nhai kỹ thức ăn, ăn không đúng bữa, đúng giờ. Ăn xong liền nằm xuống có thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp.

Bên cạnh đó,vừa ăn vừa nói chuyện cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm khí và gây ra tình trạng đầy bụng.

Nhiễm trùng dạ dày – Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi

Nhiễm trùng dạ dày là một trong những nguyên nhân gây chứng đầy bụng khó tiêu. Triệu chứng này thường đi kèm với một số triệu chứng khác như: tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn và đau bụng.

Nguyên nhân chính thường liên quan đến hoạt động của các vi khuẩn như Escherichia coli, Helicobacter pylori hoặc các loại virus như norovirus, rotavirus…

Các triệu chứng thường có xu hướng giảm dần sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mất nước nghiêm trọng có thể kéo dài và cần phải được điều trị ngay.

Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm mà người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đầy bụng khó chịu kèm theo nôn mửa thường xuyên.
  • Phân có máu.
  • Sốt cao

Tăng mức độ giữ nước trong cơ thể

Một số yếu tố như ăn đồ ăn quá mặt, thay đổi nồng độ hormone và cả việc không dung nạp thức ăn có thể làm cho cơ thể giữ lại nước nhiều hơn bình thường.

Điều này có thể là lý do tại sao một số phụ nữ thường bị đầy bụng trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nếu triệu chứng kéo dài và xảy ra thường xuyên, nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như suy gan thận, tiểu đường… Người bệnh nên tư vấn với bác sĩ để được điều trị sớm.

Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.  Gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu.

Rối loạn mãn tính

Bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng thường gây ra triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Bệnh Crohn thường đi kèm với lộ trình điều trị cụ thể.

Ngược lại, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định chính xác. Do đó, cần một quá trình chẩn đoán phức tạp hơn. Ngoài triệu chứng đầy bụng, cả hai tình trạng này cũng có thể gây tiêu chảy và đau bụng kèm theo.

Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một tình trạng rối loạn ảnh hưởng đến khả năng rỗng dạ dày. Điều này có thể làm cho các dây thần kinh trong cơ quan hoạt động không đều, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn.

Triệu chứng thường gồm có đầy bụng, chứng táo bón, cảm giác no nhanh sau khi ăn, ợ nóng, buồn nôn và ói mửa.

Táo bón

Đầy bụng thường xuất hiện khi thức ăn tích tụ trong ruột, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ.
  • Thiếu nguồn dinh dưỡng.
  • Ảnh hưởng từ thai kỳ.
  • Rối loạn đường ruột.
  • Thiếu hụt magie.
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc.

Tình trạng của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng. Tăng việc uống nước, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh.

Không dung nạp thực phẩm

Một số trường hợp bị đầy bụng sau khi ăn thực phẩm khó tiêu nạp như đường, sữa, hải sản… Triệu chứng thường gồm có đầy bụng, tiêu chảy. Cách kiểm soát nhanh và hiệu quả nhất là ngừng tiêu thụ những loại thực phẩm này.

Làm thế nào để hết chướng bụng đầy hơi? Phương pháp điều trị đầy bụng khó tiêu

Có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để điều trị chứng đầy bụng khó tiêu. Dựa vào quá trình thăm khám, nguyên nhân và mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa phù hợp:

Dưới đây là một số phương pháp trị chướng bụng đầy hơi phổ biến:

Sử dụng thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi

Các loại thuốc như antacid (thuốc trung hòa acid), H2-blockers (chất ức chế histamine 2) và inhibitors of proton pump (IPP – chất ức chế bơm proton) có thể giúp kiểm soát mức độ acid trong dạ dày và giảm triệu chứng đầy bụng.

Thuốc tác động lên co bóp của ống tiêu hóa

Một số loại thuốc như domperidone, metoclopramide có khả năng tác động lên cơ bóp của hệ tiêu hóa. Giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn qua đường tiêu hóa và giảm triệu chứng đầy bụng.

Dùng men tiêu hóa

Các loại men tiêu hóa có thể giúp kích thích quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn ở dạ dày. Từ đó, giúp giảm triệu chứng đầy bụng và khó tiêu.

Điều trị bệnh kèm theo

Nếu có bệnh lý kèm theo như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hoặc nhiễm khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori… điều trị bệnh gốc là một phần quan trọng để giảm triệu chứng đầy bụng.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Để hỗ trợ điều trị bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt. Ăn những bữa ăn nhỏ, tránh thức ăn gây đầy bụng như thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ, thức ăn tái, sống và đồ uống có cồn.

Uống đủ nước và duy trì một lối sống hoạt động với việc tập thể dục thường xuyên.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa đi khám.

Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Những mẹo chữa đầy hơi và chướng bụng dưới đây có thể giúp bạn giảm triệu chứng một cách tự nhiên.

Ăn gì khi đầy bụng khó tiêu? Củ tỏi

Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gian bếp của người Việt ta. Tỏi giúp tăng hương vị của món ăn. Bên cạnh đó, tỏi còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó, có thể khắc phục tình trạng bụng đầy hơi đánh rắm.

Dưới đây là mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng tỏi:

  • Cách 1: Bóc vỏ củ tỏi 30g, giã nát và trộn với 5g đường phèn hoặc đường kính. Hòa với 60ml nước sôi ấm (từ 40 – 50 độ) và chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Nướng 1 củ tỏi, sau đó bọc trong một miếng gạc mỏng. Tiếp đó, đặt lên vùng rốn của người bị đầy hơi chướng bụng để giúp giảm triệu chứng.

Quế trị chướng bụng đầy hơi

Quế được biết đến vừa là vị thuốc nổi tiếng, vừa là gia vị trong nấu ăn. Để chữa đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu bằng quế. Bạn nên thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây:

  • Cách 1: Đun sôi 250ml nước, thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào và hòa tan trong nước. Uống nước này sau khi ăn.
  • Cách 2: Thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào một ly sữa ấm. Uống sau khi gặp tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Gừng

Gừng có tính ấm và là vị thuốc Đông y được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó, có tác dụng điều trị đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng gừng để giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi khó tiêu bằng nhiều cách:

  • Cách 1: Uống từng ngụm nước nóng chứa vài lát gừng. Gừng có khả năng giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Cách 2: Uống trà gừng nóng ngay sau bữa ăn để giúp giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
  • Cách 3: Gừng tươi sau khi rửa sạch, đập nát và ngâm trong nước nóng khoảng 30 phút. Sau đó thêm 1 thìa mật ong vào và khuấy đều. Uống 2-3 lần sau bữa ăn.

Uống gì khi bị đầy bụng khó tiêu? Rượu táo mèo

Rượu táo mèo được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rượu táo mèo được làm bằng cách ngâm táo mèo với rượu trong thời gian dài để chiết xuất các thành phần hoạt chất.

Các thành phần này được cho là có khả năng kháng vi khuẩn, ức chế khuẩn E. coli –  một trong những nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng đầy hơi chướng bụng.

Vì vậy, nếu bạn bị đầy bụng khó tiêu, nên uống một chén rượu táo mèo trong bữa ăn.

Massage bụng

Một mẹo nữa để giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu đó là xoa nhẹ bụng theo hướng từ sườn phải sang sườn trái. Sau đó xuống dưới và sang phải, tạo hình tròn theo chiều kim đồng hồ.

Massage nhẹ nhàng và không gây đau đớn. Bạn có thể bôi thêm chút dầu nóng để tăng hiệu quả của việc massage.

Yoga

Các động tác yoga nhẹ nhàng có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng chướng bụng, đầy hơi, nặng nề. Bạn nên thực hiện các bài tập yoga như:

  • Bài tập 1 – Tư thế cánh cung: Nằm úp người, đặt tay và chân thẳng. Sau đó gập đầu gối và đưa phần thân lên trên. Giữ mắt cá chân và hít thở sâu, sau đó thả lỏng cơ thể. Lặp lại 10 lần.
  • Bài tập 2 – Tư thế thả khí: Nằm ngửa, co hai đầu gối lên và đưa hai tay ốm gối vào sát ngực. Đưa đầu gối qua trái rồi qua phải một cách nhẹ nhàng. Trở về tư thế ban đầu và lặp lại vài lần.

Chườm ấm

Dùng túi chườm nóng áp nhẹ lên vùng bụng, bên sườn. Hoặc bạn cũng có thể dùng chai nước sôi vặn nút chặt và chườm nhẹ lên vùng bụng. Lăn nhẹ chai nước quanh vùng bụng để giúp cải thiện triệu chứng đầy hơi chướng bụng.

Đầy bụng khó tiêu nên uống gì? Trà hoa cúc

Hoa cúc có chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột, và giảm khí. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau bụng, khó tiêu bằng cách, pha một tách trà hoa cúc.

Bạn có thể ngâm 1 ít hoa cúc khô hoặc tươi trong nước sôi. Sau đó đậy nắp kín trong khoảng 15 phút trước khi uống.

Ăn gì khi bị đầy bụng khó tiêu – Cháo tía tô

Ăn cháo tía tô nóng là một phương pháp hữu ích khi bạn đang bị đầy bụng khó tiêu. Cháo tía tô là một món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và có thể giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và ruột.

Tía tô có tính chất chống viêm và giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Trong khi hành hoa cũng có thể có tác dụng giảm đầy hơi và tăng cường chất xơ.

Nguyên liệu:

  • Gạo: 1 nắm (khoảng 100g)
  • Nước: 2 lít
  • Tía tô: một ít lá
  • Hành hoa: một ít

Hướng dẫn:

  • Rửa sạch gạo và ngâm trong nước khoảng 15-30 phút để làm mềm.
  • Đun sôi 2 lít nước trong nồi.
  • Khi nước sôi, thêm gạo vào nồi và đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 20-30 phút, khuấy đều trong quá trình nấu cháo.
  • Khi gạo đã chín và cháo có độ sền sệt mong muốn, thêm tía tô và hành hoa vào nồi, khuấy đều và tiếp tục đun sôi trong một vài phút nữa để làm mềm lá rau.
  • Tắt bếp và cho cháo vào bát. Ăn cháo khi còn nóng vào buổi sáng để tận dụng tốt nhất lợi ích của nó đối với tiêu hóa.

Lá ổi giảm đầy bụng khó tiêu

Sử dụng lá ổi để điều trị đầy hơi chướng bụng là một phương pháp có xuất xứ từ kiến thức dân gian. Lá ổi được cho là có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng. Bạn có thể thực hiện bằng cách sau:

  • Lấy 7- 10 lá ổi non, rửa sạch và ngâm chút muối loãng.
  • Sau đó, xay nhuyễn những lá ổi này với một cốc nước.
  • Lọc lấy phần nước, bỏ đi phần bã.
  • Để dễ uống hơn, bạn có thể pha chút mật ong và duy trì uống 2 lần một ngày.

Cách phòng tránh đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách:

  • Bổ sung đủ chất xơ vào thực đơn hàng ngày: Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp tăng cường quá trình tiêu hoá, duy trì độ ẩm cho phân và hỗ trợ việc loại bỏ chất thải khỏi cơ thể.
  • Uống đủ nước: Việc duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể giúp tiêu hoá hiệu quả. Nước giúp tạo điều kiện cho sự nhu động của ruột, làm mềm phân và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chất lượng tiêu hoá và giảm stress. Góp phần vào sự lành mạnh của hệ tiêu hoá.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ, nhiều muối và chất béo: Các loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu, làm tăng áp lực lên dạ dày, tăng nguy cơ chướng bụng.
  • Duy trì thói quen ăn uống đúng cách: Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đủ no có thể giúp tiêu hoá tốt hơn. Ăn quá nhiều và ăn quá nhanh có thể gây áp lực lên hệ tiêu hoá.
  • Từ bỏ thói quen uống rượu bia, nước ngọt, hút thuốc lá: Những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ chứng chướng bụng đầy hơi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chứng đầy bụng khó tiêu: nguyên nhân và cách điều trị. Hi vọng rằng, những thông tin này giúp bạn đọc chủ động hơn trong việc thăm khám, cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *