[Đau khớp gối] nguyên nhân , triệu chứng và cách điều trị

Đau khớp gối là tình trạng phổ biến, có thể  gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Vậy đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, đau đầu gối nhưng không sưng, đau ở phía sau đầu gối, mỏi đầu gối là bệnh gì? Cách điều trị đau đầu gối tại nhà như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm

Đau khớp gối là gì?

Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa phần của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối). Có thể thấy cấu tạo của khớp gối rất phức tạp. Khiến cho khớp gối chịu nhiều áp lực lớn từ toàn bộ trong lượng cơ thể. Do đó, nếu tần suất hoạt động nhiều, khớp gối sẽ dễ bị tổn thương.

Đau khớp gối hay đau đầu gối, mỏi đầu gối là tình trạng vị trí này xuất hiện những cơn đau. Đau mỏi đầu gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trung niên và người cao tuổi.

Cơn đau thường bắt nguồn từ chính khớp gối và các mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối.

Mỏi đầu gối là bệnh gì? Nguyên nhân gây đau khớp gối

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương đầu gối, chúng được chia thành các nhóm sau:

Chấn thương đầu gối – Nguyên nhân khiến khớp gối đau mỏi

Đau khớp gối sẽ khiến dây chằng , gân, các túi hoạt dịch bao quanh khớp gối, sụn, xương, dây chằng hình thành khớp,… bị tổn thương. Một số chấn thương đầu gối phổ biến phải kể đến như:

  • Chấn thương đầu gối: là hiện tượng rách dây chằng chéo trước do chơi thể thao: bóng đá, bóng rổ,…
  • Rách sụn chêm: Sụn chêm là phần sụn dẻo dai, giữ vai trò giảm xóc giữa xương chày và xương đùi. Khi phần sụn chêm bị rách sẽ khiến đầu gối bị trẹo sang một bên.
  • Gãy xương: bao gồm xương khớp gối, xương bánh chè do ngã hoặc tai nạn đột ngột. Tình trạng gãy xương dễ gặp ở những người bị loãng xương.
  • Viêm gân bánh chè: gây kích ứng một hoặc nhiều gân. Viêm gân bánh chè thường gặp nhiều ở những người chạy bộ, đạp xe nhiều.
  • Trật khớp chè đùi: là tình trạng xương bánh chè trượt, lệch khỏi vị trí ban đầu do chịu tác động lực mạnh. Dẫn đến tình trạng sưng, đau đầu gối.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối: thường gặp ở những người hoạt động quá mức, bị ngã, chấn thương,…các túi dịch nhỏ có thể bị viêm, sưng, đau dữ dội.
  • Bệnh Osgood-Schlatter: Đây là một tình trạng thường thấy ở thanh thiếu niên do tác động của hoạt động thể thao và làm việc quá sức. Nó gây sưng và đau ở vùng dưới đầu gối, ở kết nối giữa gân xương bánh chè và ống chân.

Viêm khớp gối

Viêm khớp đầu gối sẽ gây đau và làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Cụ thể như sau:

Đau gối khi đứng lên ngồi xuống do thoái hóa khớp gối

Đây là tình trạng phổ biến và thường gặp ở người sau tuổi 50. Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn bảo vệ bề mặt xương trong khớp bị mòn dần theo thời gian. Khi sụn bị hủy hoại, xương sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau khi cử động, gây ra đau và sưng lên. Tình trạng này thường phát triển chậm và có thể dẫn đến suy giảm chức năng của khớp gối.

Đau đầu gối nhưng không sưng biển hiện của viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các khớp, các mô xung quanh. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Bệnh này thường là một tình trạng mãn tính, với các triệu chứng như đau, sưng và cảm giác bị hạn chế về động tác.

Bệnh Gout và bệnh giả Gout

Là tình trạng tinh thể urate tích tụ (tạo thành từ axit uric) trong khớp, gây ra viêm nhiễm và đau. Nếu có sự tích tụ của tinh thể canxi trong khớp, có thể xuất hiện triệu chứng tương tự như Gout, được gọi là “bệnh giả Gout”. Cả hai tình trạng này đều gây ra cơn đau và viêm nhiễm khớp, đặc biệt tại vùng khớp gối.

Viêm khớp gối nhiễm trùng

Khiến các khớp sưng đỏ, đau, thậm chí sốt cao. Viêm khớp phát triển nhanh chóng, gây tổn thương đến toàn bộ sụn đầu gối.

Hội chứng đau xương bánh chè

Là cơn đau phát sinh giữa xương bánh chè và xương đùi bên dưới. Tình trạng này phổ biến ở vận động viên, người lớn tuổi lâu ngày phát triển thành hội chứng xương bánh chè.

Triệu chứng đau khớp gối

Dưới đây là một số triệu chứng đau khớp gối điển hình:

  • Đau nhức khớp gối: Cơn đau nhẹ hoặc cảm giác đau nhức dai dẳng. Tình trạng đau có thể tăng lên khi bạn cử động hoặc vận động quá nhiều.
  • Sưng: Thường xuất hiện khi có hiện tượng viêm, dị ứng và tổn thương. Lúc này đầu gối bị sưng và trở nên căng tròn.
  • Đầu gối nổi đỏ, ấm khi chạm: Một triệu chứng khác của viêm nhiễm đó là đầu gối bị nổi đỏ, có cảm giác ấm khi chạm vào.
  • Cứng khớp: Nếu bạn gặp khó khăn khi cử động đầu gối, cảm thấy đầu gối bị cứng và không linh hoạt như bình thường, đó có thể là triệu chứng của một vấn đề khớp gối.
  • Nghe tiếng lạo xạo trong khớp: Tiếng lạo xạo, kêu lớn hoặc tiếng nổ trong khớp gối,…xuất phát từ ma sát của các bề mặt xương hoặc sụn khi cử động.
  • Khớp gối dị dạng, cong hoặc lõm: Đây là dấu hiệu các bệnh lý liên quan đến cấu trúc khớp.
  • Mất cảm giác ở đầu gối: Mất cảm giác, tê hoặc cảm giác run rẩy ở đầu gối có thể là dấu hiệu của vấn đề về dây thần kinh hoặc tuần hoàn máu đối với vùng này.
  • Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối: là dấu hiệu của vấn đề trong khớp gối hoặc các cơ bao quanh.
  • Triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh: là tín hiệu của tình trạng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.

Những triệu chứng này có thể biến đổi tùy theo nguyên nhân gây ra vấn đề đầu gối. Do đó, bạn cần chủ động đi khám để có hướng điều trị phù hợp.

Ai dễ bị đau khớp gối

Như đã nói ở trên, tình trạng đau khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ gặp nhiều hơn ở những đối tượng sau:

  • Người lớn tuổi: Do quá trình tổn thương và thoái hóa tự nhiên của sụn trong khớp gối theo thời gian. Nên người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc đau khớp gối cao.
  • Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng tạo ra áp lực lớn lên khớp gối. Từ đó, gây ra tổn thương nhanh chóng và gây đau đớn.
  • Vận động viên: Thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao yêu cầu tải trọng mạnh, chuyển động nhanh,… Vì vậy, những người này sẽ có nguy cơ bị rách dây chằng, rối loạn sụn, viêm khớp, và trật khớp.
  • Người lao động nặng: như đứng lâu hoặc nâng vật nặng. Dễ gặp phải các vấn đề đau đầu gối.

Các phương pháp điều trị đau khớp gối

Để chữa dứt điểm tình trạng đau khớp gối, bạn nên chủ động đi khám. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp.

Đau đầu gối uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc để trị đau khớp gối là biện pháp đầu tiên được chỉ định chữa các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ phù hợp với các trường hợp đau khớp gối giai đoạn nhẹ.

  • NSAID (Thuốc chống viêm không steroid): Như ibuprofen, naproxen và diclofenac. Chúng có khả năng giảm đau, viêm nhiễm, được sử dụng cho các tình trạng viêm khớp như viêm xương khớp, viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch.
  • Thuốc chống thấp khớp: Được sử dụng cho các bệnh thấp khớp như viêm khớp dạng thấp khớp, bao gồm các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu đau đầu gối xuất phát từ một nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
  • Steroid: Trong một số trường hợp đau đầu gối do bệnh Gout. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc steroid để giảm viêm nhiễm và đau.
  • Thuốc chống gout: Gồm các loại thuốc như allopurinol hoặc colchicine được sử dụng để kiểm soát mức uric acid trong cơ thể.

Vật lý trị liệu giúp giảm đau dây chằng đầu gối

Vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong việc điều trị đau khớp gối và phục hồi chức năng. Các phương pháp và máy móc được sử dụng để phục hồi chức năng khớp gối phải kể đến như sóng siêu âm, điện xung, máy gập duỗi tự động và các bài tập vật lý trị liệu. Cụ thể như sau:

Sóng siêu âm: Giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm nhiễm và làm giảm đau. Điện xung: Tác động thần kinh giúp giãn cơ, giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu.

Máy gập duỗi tự động: Máy này có thể giúp tác động lên độ linh hoạt của khớp gối và giúp phục hồi chức năng vận động.

Bài tập vật lý trị liệu: Đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường cơ bắp, tăng khả năng linh hoạt và hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối.

Lưu ý: Các bài vật lý trị liệu cần được sự hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh chấn thương và đảm bảo hiệu quả.

Thuốc tiêm điều trị đau khớp gối

Phương pháp điều trị này thường được sử dụng trong lâm sàng. Nhằm giảm triệu chứng viêm, cải thiện chức năng, giảm đau,…. cho những người có các vấn đề liên quan đến khớp.

Dưới đây là 3 loại thuốc tiêm trực tiếp vào khớp, thường được các bác sĩ sử dụng:

Thuốc corticoid: Đây là loại thuốc giảm viêm, để giảm các triệu chứng viêm trong khớp như đau, sưng và cứng khớp. Thuốc có dụng nhanh và hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng.

Axit hyaluronic: Là một chất lỏng tương tự như axit hyaluronic tự nhiên trong cơ thể. Có vai trò bôi trơn và giảm ma sát trong khớp. Khi tiêm vào khớp, axit hyaluronic giúp cải thiện chất lượng dịch khớp, làm giảm đau và tăng khả năng vận động.

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Được tiêm trực tiếp vào khớp bị tổn thương nhằm giảm viêm, thúc đẩy quá trình lành lành khớp. Nhưng liệu pháp này vẫn đang cần nghiên cứu thêm.

Điều trị đau khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật

Trong trường hợp đau khớp gối nặng, đã sử dụng các phương pháp điều trị bảo tồn nhưng không hiệu quả. Bác sĩ sẽ cân nhắc, chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi thường được thực hiện bằng cách chèn một ống nội soi mỏng qua một ổn định vào khớp gối.

Qua ống nội soi, bác sĩ có thể loại bỏ mảng lỏng trong khớp (nếu có). Loại bỏ các mảng sụn hoặc mô bị hư hỏng,…. Nhằm cải thiện tình trạng của khớp gối.

Thay khớp gối bán phần

Trong phẫu thuật này, chỉ có phần bị tổn thương nặng nhất của khớp gối được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo. Điều này giúp bảo tồn phần còn lại của khớp và thường dẫn đến phục hồi nhanh hơn so với việc thay khớp toàn phần.

Thay khớp gối toàn phần

Đây là phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị đau khớp gối nghiêm trọng. Trong phẫu thuật này, xương và sụn hỏng trong khớp gối sẽ được cắt bỏ và thay thế bằng các bộ phận nhân tạo. Các bộ phận này thường được làm từ hợp kim, kim loại và nhựa cao cấp. Giúp khớp gối hoạt động mượt mà hơn và giảm đau đớn.

Đục xương sửa trục

Phẫu thuật đục xương thường được thực hiện để điều chỉnh góc của xương đùi và xương chày trong khớp gối.

Việc điều chỉnh này có thể giúp tải trọng trên khớp gối được phân phối đồng đều hơn, giảm đau và giúp khớp gối hoạt động tốt hơn. Điều này thường được xem xét như là một phương pháp trước khi quyết định thay khớp gối toàn phần.

Cách trị đau đầu gối tại nhà

Dưới đây là một số cách giảm đau và chăm sóc đầu gối tại nhà mà bạn có thể thử:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là cách tốt để cho phép khớp gối hồi phục. Tuy nhiên, hãy cân nhắc giữ cho cơ bắp và khớp linh hoạt bằng cách thực hiện những động tác nhẹ nhàng và thỉnh thoảng thay đổi tư thế nếu bạn phải ngồi hoặc nằm trong thời gian dài.
  • Bài tập giảm đau đầu gối: Thực hiện các bài tập tập trung vào cơ bắp xung quanh khớp gối. Giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt, giảm đau và cải thiện tình trạng khớp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện mới nào.
  • Chườm lạnh và chườm nóng: Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và viêm nhiễm nếu bạn gặp vấn đề cấp tính. Chườm nóng thường hiệu quả hơn trong việc giảm đau mạn tính và cứng khớp.
  • Chú ý tư thế vận động: Điều chỉnh tư thế khi ngồi, đứng và di chuyển có thể giúp giảm áp lực lên đầu gối. Thay đổi tư thế đứng và ngồi đúng cách có thể giúp hỗ trợ khớp và ngăn chặn cơn đau.

Cách phòng tránh đau khớp gối hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau khớp gối rất hữu ích. Bạn có thể thực hiện để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho khớp gối:

Kiểm soát cân nặng

Quá nặng cân sẽ làm gia tăng áp lực lên khớp gối. Do đó, bạn nên duy trì thể dục thể thao, kết hợp chế độ ăn uống cân đối để duy trì trọng lượng cơ thể trong mức khỏe mạnh.

Tránh vận động không đúng cách

Khi vận động thể thao, bạn hãy chú ý thực hiện đúng kỹ thuật và tập trung vào cách vận động an toàn để tránh gây chấn thương cho khớp gối.

Nâng đồ đúng cách

Khi cần mang vác vật nặng, hãy học cách nâng và mang vật đó theo cách đúng để tránh tạo áp lực không cần thiết lên khớp gối.

Thực hiện bài tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và cường độ cơ bắp xung quanh khớp gối. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các bài tập thích hợp như bơi lội, tập yoga, đạp xe hoặc tập đi bộ để giảm tải áp lực lên khớp.

Thay đổi tư thế đứng và ngồi

Tránh đứng hay ngồi trong thời gian dài. Hãy thay đổi tư thế định kỳ để không tạo áp lực quá mức lên khớp gối.

Tập trung vào tăng cường cơ bắp

Các cơ xung quanh khớp gối giúp bảo vệ khớp và giảm tải áp lực lên chúng. Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc tăng cường cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt của chúng để bảo vệ khớp gối.

Chăm sóc và duy trì lối sống lành mạnh

Kết hợp với việc duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách hạn chế stress, ngủ đủ giấc. Để duy trì tinh thần tích cực cũng là những yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe của khớp gối.

Trên đây là những thông tin tổng quan về đau khớp gối – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hi vọng rằng, nội dung bài viết đã giúp ích được cho bạn đọc trong việc nhận biết sớm để điều trị kịp thời. Đồng thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *