Uống nước vối hại thận, sự thật hay lời đồn? Cùng chuyên gia giải đáp

Nhiều người cho rằng uống nước vối hại thận, đây là sự thật hay chỉ là lời đồn. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Nước vối là gì?

Trước khi giải đáp uống nước vối hại thận không, bạn đọc cần nắm rõ nước vối là gì?

Từ lâu, nước vối vẫn được nhiều người sử dụng như một loại trà uống hằng ngày. Nhưng có vẫn nhiều người không biết nước vối là gì? Đây là loại trà được nấu từ lá vối, nụ hoa vối hay cành non của cây vối.

Cây vối là loại cây thân gỗ được trồng nhiều ở vùng nông thôn phía Bắc nước ta. Cây có 2 loại vối tẻ và vối nếp với chiều cao từ 10-12 mét . Thông thường lá vối có hình xoan, nhọn ở góc, hai mặt màu xanh nhạt.

Chiều dài lá từ 8-10 cm và rộng 4-6 cm. Lá vối nếp nhỏ hơn lòng bàn tay, lá vối tẻ thì to hơn bàn tay, có hình thoi, màu xanh thẫm.

Nước vối thường có vị đắng nhẹ và hơi chát nhưng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống nước vối hại thận có đúng không?

Vậy uống nước vối hại thật có đúng không? Trên thực tế, uống nước vối hại thận là tin đồn vô căn cứ, không có cơ sở khoa học chứng minh. Đây là những thông tin sai sự thật gây hoang mang cho người dùng. Theo các chuyên gia, nếu sử dụng nước vối đúng cách còn cải thiện chức năng hoạt động của thận.

Theo y học cổ truyền, nước vối có tính mát, giúp thanh nhiệt, kháng viêm và ổn định chức năng của gan, phổi, bàng quang. Đồng thời hỗ trợ thận đào thải các độc tố cho cơ thể.

Uống nước vối còn làm tăng khả năng lọc nước cho thận, giúp lợi tiểu, khắc phục tình trạng tiểu bí, tiểu rắt.

Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước vối còn giúp tiêu diệt gốc tự do, bảo vệ các tế bào của thận.

Uống nước lá vối tươi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Không chỉ có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, nước vối còn được coi như một bài thuốc chữa bệnh. Vậy uống nước lá vối tươi có tác dụng gì đối với sức khỏe, hãy tham khảo qua những công dụng dưới đây:

  • Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh: Chất Tanin trong lá vối có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại trong ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Làm mát cơ thể: Trong những ngày hè, một cốc nước lá vối sẽ giúp thanh lọc, làm mát cơ thể, ngừa rôm sảy, mụn nhọt.
  • Tăng khả năng hấp thu chất ở bà bầu: Nước vối giúp bổ sung các chất dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa và hấp thụ các chất.
  • Tạo cảm giác ngon miệng hơn cho bà bầu: Theo kinh nghiệm dân gian, nước vối còn giúp kích thích tuyến sữa, lợi sữa, giúp mẹ có nhiều sữa cho bé hơn.
  • Điều trị bệnh ngoài da: Trong lá vối chứa những chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, có tác dụng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt…
  • Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng: Hàm lượng tanin trong nước vối có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm se lành niêm mạc đại tràng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout, mỡ máu cao: Nhờ tác dụng lợi tiểu, nước vối giúp tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout và mỡ máu cao.
  • Tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường: Uống nước vối giúp giảm đường huyết, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ và giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường.

Ai không nên uống lá vối?

Mặc dù có nhiều công dụng tốt dành cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên uống nước lá vối. Vậy ai không nên uống nước lá vối:

  • Những người sức khỏe yếu, cơ thể suy nhược, người gầy muốn tăng cân: Nước vối có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, làm tiêu hao năng lượng và giúp giảm cân. Vì vậy, các đối tượng trên không nên sử dụng.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc tây: Bệnh nhân đang điều trị bệnh nếu muốn uống lá vối cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Trẻ em và phụ nữ có thai nên cẩn trọng khi sử dụng nước lá vối đặc vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Các cách pha nước lá vối tốt đơn giản, dễ làm

Nếu bạn chưa biết cách pha nước lá vối ngon và tốt cho sức khỏe hãy tham khảo những cách làm dưới đây:

Cách pha nước lá vối tươi:

  • Rửa sạch từ 5 – 7 lá vối tươi để ráo.
  • Vò nhẹ để lá hơi nhàu, sau đó bỏ vào trong ấm pha trà.
  • Tráng qua lá vối với nước sôi một lượt rồi gạn bỏ hết nước.
  • Cuối cùng thêm nước sôi vào để pha.
  • Đậy kín nắp bình và để khoảng 15 phút là có thể rót ra uống dần.

Cách nấu nước lá vối khô:

Vì đã để khô nên lá vối khô dễ bảo quản và tích trữ được lâu hơn. Dưới đây là cách nấu nước lá vối khô rất dễ làm:

  • Lấy ra 1 nắm lá vối khô và rửa sạch. Sau đó bỏ vào ấm.
  • Thêm vào nồi 1 lít nước, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Tiếp tục đun nhỏ lửa thêm từ 4-5 phút nữa.
  • Cuối cùng tắt bếp, đợi đến khi nước nguội bớt. Nên sử dụng hết trong ngày.

Nấu nước nụ vối:

  • Nụ vối tươi rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô rồi đổ vào hộp khô ráo, đậy kín để dùng lâu dài.
  • Mỗi lần uống sử dụng khoảng 20g nụ vối khô vào chảo nóng sao cho thơm.
  • Sau đó, bỏ nụ vối vừa sao vào hãm với nước uống và uống hết trong ngày.

Những số lưu ý khi sử dụng nước vối

Phần cuối bài viết chúng tôi đề cập đến một số lưu ý trong quá trình sử dụng nước vối.

Uống lá vối tươi có tốt không?

Nhiều người khi uống nước vối thường băn khoăn “Uống là vối tươi có tốt không?”. Thực tế, các chất kháng khuẩn trong lá vối tươi cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.

Vậy nên, lời khuyên cho bạn là nên dùng nước lá vối đã ủ qua hoặc nước lá vối khô. Đồng thời, lá vối tươi có nhiều tanin nên khi nấu nước uống sẽ có vị hơi chát.

Mặt khác, sử dụng nước vối quá đặc không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là chức năng của thận. Hàm lượng tanin lớn trong nước vối đặc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ bài tiết, từ đó tác động xấu đến thận.

Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

Được biết đến với đa dạng công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên uống lá vối mỗi ngày có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Mặc dù rất tốt cho thận và các bộ phận khác trên cơ thể, nhưng bạn chỉ nên uống khoảng 1 ấm nước vối (tương đương 1 -1,5 lít). Lưu ý không dùng nước lá vối thay thế nước lọc hoàn toàn.

Nên uống nước vối vào lúc nào?

Cũng giống như trà xanh, bạn không nên uống nước vối khi bụng đang đói. Nước vối có thể khiến bụng bị cồn cào, khó chịu do nhu động ruột tăng và hệ tiêu hóa bị kích thích. Vậy nên uống nước vối tốt nhất là từ 1-2 tiếng sau ăn.

Huyết áp cao có uống được lá vối không?

Trong lá vối có chứa tanin – một chất chống oxy hóa khá tốt cho sức khỏe. Người bị bệnh cao huyết áp có uống được lá vối không? Câu trả lời là “”.

Uống nước lá vối giúp cơ thể được thanh lọc, mát gan, lợi tiểu. Vậy nên người bệnh mắc chứng huyết áp cao hoàn toàn có thể sử dụng để ổn định chỉ số đường huyết.

Tuy nhiên, để tránh gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc tới sức khỏe thì không nên lạm dụng nước lá vối. Đây chỉ là thức uống thanh nhiệt và không thể thay thế hoàn toàn thuốc.

Tác hại của lá vối

Lá vối có nhiều công dụng tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu quá lạm dụng nước lá vối bạn có thể sẽ đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn. Dưới đây là tác hại của lá vối mà bạn cần biết:

  • Uống không tốt khi đang đói: Nước lá vối sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, tạo cảm giác thèm ăn, chóng mặt, mất năng lượng hay tụt huyết áp.
  • Hạn chế dùng nước lá vối tươi: Lá vối có tính kháng khuẩn cao. Tuy nhiên bạn cần hạn chế dùng nước lá vối tươi nhiều vì có thể làm hao huyết và tiêu diệt vi khuẩn có lợi.
  • Không tốt cho hệ bài tiết nếu uống quá nhiều: Các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên uống nước vối nhiều sau khi ăn vì có thể cản trở hấp thu dưỡng chất. Nếu muốn uống hãy pha loãng.
  • Gây đau bụng nếu để nước qua đêm: Nước vối sẽ dễ bị thiu nếu để qua đêm ở nhiệt độ thường.

Nước lá vối có tác dụng hoàn toàn tốt nếu bạn uống đúng cách với liều lượng phù hợp. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ bạn đã biết được uống nước vối hại thận hay không để từ đó hiểu rõ hơn công dụng của loại lá này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *