Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.
Thoát vị đĩa đệm là gì? Thế nào là thoát vị đĩa đệm cột sống thắc lưng?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống không nằm ở vị trí bình thường trong vòng sợi. Thay vào đó chúng chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ là 2 trường hợp thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất.
Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm cột sống thắt lưng không thể giảm xóc hay nâng đỡ phần trên. L4 – L5 và L5 – L1 chính là các vị trí hay bị thoát vị. Bởi 2 đĩa đệm này ở vị trí “bản lề” của cột sống.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là những cơn đau nhức liên tục từ thắt lưng dọc xuống chân hoặc từ cổ tới vai gáy, cánh tay… tùy vị trí đốt sống bị tổn thương.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng như:
- Cánh tay, chân và thắt lưng đau dữ dội, lan dần từ bả vai xuống vùng thắt lưng và chân.
- Đau lan tỏa vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
- Người bệnh không thể ưỡn lưng và cúi người, khả năng vận động khó khăn.
- Thắt lưng và hông bị đau dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể lan xuống cả vùng trước ngực, dọc khoang liên sườn, vùng đùi và ngón chân.
- Cảm giác ngứa và tê bì ở phía bên cơ thể hoạt động do dây thần kinh bị ảnh hưởng.
- Một số cơ ở vùng bị chi phối bởi hoạt động của dây thần kinh bị teo và yếu do chèn ép lâu ngày.
- Đau khi ngồi, nằm nghiêng, ho mạnh hoặc đi đại tiện. Cảm giác đau nhức càng tăng khi vận động mạnh. Thường người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.
- Tinh thần uể oải, mệt mỏi vì cơ bắp yếu dần và di chuyển khó khăn.
Các giai đoạn phát triển thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn. Người bệnh sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng khác nhau của bệnh. Từ các cơn đau nhức, tê buốt lan dọc thắt lưng hoặc lan sang cả cổ, vai, gáy,… tùy thuộc vị trí đốt sống bị tổn thương.
- Giai đoạn 1: Nhân nhầy bên trong đã có hiện tượng biến dạng. Các vết rách nhỏ ở phía sau vòng sợi xuất hiện vết rách nhỏ và tình trạng lồi đĩa đệm. Lúc này các biểu hiện lâm sàng chưa rõ ràng, chỉ phát hiện bệnh qua phim chụp ở đĩa đệm.
Vậy nên bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với các bệnh lý khác nên thường bỏ qua và không chú ý điều trị.
- Giai đoạn 2: Nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ nhưng các vùng bao bọc bên ngoài đã suy yếu dần và chèn ép lên dây thần kinh. Bệnh nhân đã cảm nhận rõ các cơn đau vùng thắt lưng.
- Giai đoạn 3: Đĩa đệm bắt đầu thoát vị. Phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài do bao xơ bị rách. Người bệnh cảm nhận rõ đau nhức ở vùng cột sống bị tổn thương.
- Giai đoạn 4: Đến giai đoạn này bệnh đã trở nặng khi nhân nhầy đĩa đệm bị tách khỏi bao xơ, kèm theo các mảnh rời.
Nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp thì vùng thoát vị sẽ ngày càng lan rộng. Giai đoạn này, bệnh nhân sẽ rất đau đớn, nguy hiểm hơn là bị liệt nửa người.
Tuy nhiên, các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ không diễn biến theo từng cấp độ mà có thể phát triển một cách đột ngột. Đặc biệt là khi bệnh nhân bị tác động bởi những yếu tố nào đó, điển hình là chấn thương hoặc bê vác quá tải.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đó có thể là tác động từ phía bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến:
- Vận động sai tư thế: Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ. Các công việc nặng nhọc khiến vùng lưng phải chịu áp lực dễ gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Chấn thương: Các trường hợp tai nạn giao thông, té ngã, tai nạn lao động… có thể làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
- Thoái hóa do tuổi tác: Hệ cơ xương khớp ở người cao tuổi sẽ không còn khỏe mạnh. Thời điểm này, cột sống người già rất dễ bị tổn thường.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực lên cột sống người bệnh.
- Bệnh lý về cột sống: Thoái hóa cột sống, gù vẹo cột sống, gai đôi là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
- Đi giày cao gót thường xuyên: Đây chính là nguy cơ làm tăng lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng dây chằng ở chân và cơ bắp chân.
- Lối sống không lành mạnh: Sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích, ăn uống thiếu dinh dưỡng và ít vận động cũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Di truyền trong gia đình hoặc bẩm sinh: Nếu gia đình có người thân bị bệnh lý về cột sống thì người bệnh có thể bị di truyền. Hoặc nếu bẩm sinh bị gù, vẹo cột sống cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thực sự khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Khi mắc phải chứng bệnh này, đa số bệnh nhân đều thắc mắc không biết thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi.
Các bác sĩ cho biết, hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh hiện tại. Kết hợp vào tinh thần kiên trì của người bệnh.
Nếu phát hiện bệnh và điều trị sớm thì tỷ lệ phục hồi càng cao. Có đến 95% bệnh nhân chỉ dùng đến thuốc và vật lý trị liệu mà có thể chữa khỏi bệnh.
Vì vậy ngay khi có những triệu chứng bất thường. Người bệnh cần đến ngay các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được đánh giá đúng tình trạng bệnh.
Nếu không được điều trị nhanh chóng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng điển hình như chèn ép dây thần kinh tọa và rễ thần kinh, đau nhức, buốt vùng mông lan rộng xuống đùi và cẳng chân, mu bàn chân, ngón chân.
Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị teo cơ, hạn chế vận động hay đại tiểu tiện khó khăn. Đã có những trường hợp người bệnh phải thụt tháo và thông tiểu. Thậm chí là bị liệt, tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Để đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để chẩn đoán bệnh.
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các dấu hiệu đang gặp phải. Sau đó, tiến hành khám lâm sàng để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh. Ngoài ra, tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Chụp X-quang: Kiểm tra đường viền cột sống, loại trừ khả năng những cơn đau xuất phát từ bệnh lý xương khớp khác gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này khó xác định được bị thoát vị đĩa đệm hay không.
- Chụp CT-Scanner: Từ hình ảnh chụp ở nhiều góc độ khác nhau, bác sĩ xác định được chính xác tình trạng tủy sống cùng cấu trúc quanh nó.
- Chụp MRI: Sau khi quan sát hiển thị rõ mô mềm quanh cột sống, bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thay vì chịu đựng các cơn đau kéo dài, khi xuất hiện các triệu chứng đau vùng cột sống thắt lưng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả.
Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ. Tạo tâm lý thoải mái thì quá trình chữa bệnh sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Mặt khác, không nên tin tưởng vào các bài thuốc dân gian, các bài thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng về mặt khoa học tránh tiền mất tật mang. Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 mà bệnh nhân có thể tham khảo:
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu. Một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định gồm:
- Thuốc không kê đơn: Nhóm thuốc này có công dụng giảm đau. Phổ biến là Ibuprofen hay Naproxen…
- Thuốc giãn cơ: Công dụng là giảm co thắt cơ bắp. Song khi sử dụng có thể gặp tác dụng phụ là buồn nôn, chóng mặt.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Bao gồm Duloxetine, Pregabalin, Amitiptyline, Gabapentin…
Lưu ý: Việc dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vật lý trị liệu
Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh bài tập phù hợp. Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị sau:
- Chườm nóng hoặc lạnh.
- Dùng sóng âm thanh giúp cải thiện lưu thông máu.
- Dùng đai nẹp.
- Kéo giãn cột sống.
Điều trị phẫu thuật
Biện pháp sẽ được chỉ định khi đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không hiệu quả. Hoặc khi cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng có thể kể đến như:
- Mổ mở hoặc qua ống banh: Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ nhân thoát vị và chèn ép thần kinh. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng thêm kính hiển vi để tăng hiệu quả, độ chính xác.
- Nội soi: Loại bỏ nhân thoát vị ở đĩa đệm hiệu quả. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thay đĩa đệm nhân tạo tùy vào từng trường hợp.
Bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cũng nên luyện tập các bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 giúp giảm đau, tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng lưng. Đồng thời, tăng tính nhạy cảm của thần kinh.
Dưới đây là một số bài tập cơ bản mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà.
Vận động gối và khớp háng kết hợp
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa trên sàn nhà, có thể nằm trên thảm yoga.
Thực hiện động tác:
- Co gối trái, chân phải duỗi thẳng và kéo gập về phía bụng. Hai tay đan chặt vào nhau đặt ở gối trái, ép gối trái vào sát bụng. Để nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây.
- Đổi chân và thực hiện động tác trên tương tự với chân phải.
- Tiếp theo, người bệnh co cả hai gối, đan hai tay ôm sao cho cả hai gối áp sát vào bụng.
- Mỗi động tác nên thực hiện trên 5 lần trong mỗi buổi tập.
- Sau đó duỗi thẳng một chân. Chân còn lại co gối và bắt đầu xoay vòng tròn một cách từ từ. Cố gắng xoay sao cho đầu gối tạo thành vòng tròn lớn nhất.
- Chuyển động bình tĩnh từ trái qua phải 3 vòng rồi đổi hướng ngược lại.
- Tương tự, đổi chân và thực hiện động tác này với chân còn lại.
Bài tập treo xà đơn
Bài tập treo xà đơn sẽ giúp người bệnh được giãn các đốt sống, giảm sự chèn ép lên đĩa đệm bị thoát vị. Ngoài ra, còn này giúp người bệnh giảm tổn thương đĩa đệm, giúp các rễ thần kinh bớt bị chèn ép và giảm đau.
Thực hiện động tác:
- Chuẩn bị một thanh xà đơn để thực hiện bài tập này. Đưa hai vai qua thanh xà để từ vai trở lên hoàn toàn nằm ở trên xà để giữ cố định cơ thể.
- Thả lỏng phần thân dưới, không chạm hoặc dùng bất cứ vật gì để kê hoặc giữ cơ thể.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng khoảng 30 giây – 1 phút để các cơ được thư giãn.
- Sau cùng buông xà, đứng lại tư thế ban đầu. Thực hiện lặp lại bài tập từ 5-6 lần.
Bài tập Plank
Động tác plank rất hiệu quả đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Luyện tập đúng cách động tác này không những cải thiện tình trạng bệnh mà còn giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì.
Tư thế chuẩn bị: Người tập nằm sấp, đặt hai khuỷu tay chống xuống sàn.
Thực hiện động tác:
- Lấy khuỷu tay và mũi chân 2 bên làm điểm tựa, đưa toàn bộ cơ thể lên sao cho cơ thể nằm trên một đường thẳng. Không đẩy mông quá cao hoặc hạ mông quá thấp gây võng lưng.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Siết chặt bụng để giữ vững cơ thể, không để nghiêng người.
- Từ từ hạ thấp xuống sàn, hít thở nhẹ nhàng.
- Thực hiện động tác plank khoảng 10 lần, mỗi lần 30 giây.
Bơi lội
Bơi luôn được các bác sĩ khuyên dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Động tác sải cánh tay dưới nước khi bơi sẽ giúp các đốt sống được kéo giãn, giảm sự chèn ép lên các đĩa đệm và rễ thần kinh.
Tùy vào thời gian và nhu cầu, người bệnh cần đi bơi đều đặn và phù hợp với điều kiện sức khỏe. Tránh luyện tập quá mức sẽ khiến cơ thể bị chấn thương gây tác dụng ngược.
Bên cạnh đó, các bộ môn như cầu lông, bóng bàn… nếu yêu thích người bệnh vẫn có thể tập luyện.
Phòng tránh thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
Qua những thông tin trên có thể thấy thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, sinh hoạt người bệnh. Tuy nhiên, bạn đọc có thể phòng tránh được bệnh lý này nếu áp dụng những lời khuyên sau:
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
- Luôn giữ cân nặng và vóc dáng ổn định.
- Mang vác đồ vừa sức để bảo vệ cột sống.
- Xây dựng và thiết lập cho mình chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung canxi, vitamin đầy đủ để nuôi dưỡng xương khớp.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích…
- Không sử dụng võng nằm vì có thể ảnh hưởng đến vùng cột sống và đĩa đệm bị tổn thương. Nên sử dụng các loại ghế có tựa lưng để đảm bảo nâng đỡ cột sống lưng người bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần hoặc đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị khi có dấu hiệu bất thường.
Trên đây là thông tin tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà bạn đọc có thể tham khảo. Để hạn chế biến chứng của bệnh, cần chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu và có biện pháp phòng tránh phù hợp.