Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top thực phẩm tốt cho xương khớp

Những cơn đau nhức âm ỉ và dai dẳng do thoái hóa khớp gây ra làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh việc chủ động thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Chế độ ăn hàng ngày cũng góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Vậy thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Hãy cùng khám phá những thực phẩm tốt cho xương khớp trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm

Thoái hóa khớp gối là gì? Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối còn được gọi là viêm khớp gối. Đây là một bệnh lý xương khớp thường gặp nhiều ở những người cao tuổi. Bởi thời điểm này các mô sụn bao quanh khớp gối đang dần bị bào mòn.

Khi bị thoái hóa khớp gối, phần mô sụn bảo vệ khớp gối bên trong dần bị tổn thương và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số dấu hiệu thoái hóa khớp gối:

  • Đau mặt trước hoặc bên trong khớp gối. Cơn đau thường tăng khi bạn vận động khớp hoặc khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
  • Khớp gối có thể sưng to và viêm nhiễm. Do mô sụn bị tổn thương và phản ứng viêm nhiễm của cơ thể.
  • Khớp gối trở nên cứng và khó cử động sau khi bạn đã ngồi hoặc nằm một thời gian dài. Từ đó, làm giảm khả năng di chuyển và hoạt động thường ngày.
  • Thoái hóa khớp gối còn gây biến dạng của khớp. Chân có thể bị lệch trục, kiểu chân chữ O hoặc chân chữ X gây ra mất chức năng vận động, tạo áp lực không cần thiết lên khớp.

Dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp như thế nào?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp:

  • Canxi: Canxi là thành phần quan trọng của xương và thiếu canxi có thể gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp. Các nguồn canxi tốt bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa không béo, hạt mứt, cá hồi, hạt óc chó và rau cải xanh.
  • Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Ánh nắng mặt trời chính là nguồn chính tổng hợp vitamin D. Bạn cũng có thể tìm vitamin D trong cá hồi, trứng và thực phẩm bổ sung.
  • Omega-3: Có khả năng giảm viêm nhiễm, giảm triệu chứng viêm xương khớp. Bạn có thể tìm thấy nguồn omega-3 bao gồm cá hồi, hạt lanh và dầu cá.
  • Thức ăn giàu chất chống oxy hóa sẽ có chứa vitamin C và E làm giảm tổn thương tế bào và viêm nhiễm trong xương khớp. Để bổ sung các chất chống oxy hóa, bạn cần tăng cường tiêu thụ trái cây và rau củ.
  • Selen và kẽm: Đóng vai trò quan trọng trong sự bảo vệ của xương khớp khỏi tổn thương. Hợp chất này có nhiều trong hạt hướng dương, hạt bí và hải sản.
  • Hạn chế thực phẩm gây viêm: như đường, thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Thực phẩm chứa chất tạo viêm như thịt đỏ chế biến và thức ăn nhanh.
  • Uống đủ nước: Nước là quan trọng để duy trì dầu bôi trơn trong các khớp.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? 20+ Thực phẩm tốt cho xương khớp

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối. Dưới đây là một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng quan trọng mà người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm tốt cho xương khớp giàu Omega 3

Axit béo Omega-3 đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm khả năng giảm viêm nhiễm và hỗ trợ tăng cường sức kháng của cơ thể.

Danh sách các thực phẩm giàu Omega-3 mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của mình nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Cụ thể như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, óc chó, hạnh nhân, mắc ca.

Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng Omega-3 hàng ngày. Bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống của mình.

Đau khớp gối ăn nhiều rau xanh

Có thể nhiều người sẽ cho rằng, ăn rau xanh để giảm đau khớp gối là điều phi lý. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng từ thực vật này lại góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của con người.

Trong rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng. Vì vậy, bạn không nên loại bỏ rau ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Một số loại rau xanh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe phải kể đến như:

  • Bông cải xanh: Chứa nhiều vitamin K, C, và A… giúp đảm bảo sự đông máu bình thường.
  • Cà chua: Có chứa nhiều lycopene, vitamin C và A… Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và có tiềm năng ngăn ngừa bệnh ung thư.
  • Cà rốt: Chứa beta-caroten – chất chuyển thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A quan trọng cho thị lực và sức đề kháng.
  • Bí: Chứa nhiều vitamin A và C. Nó cũng cung cấp chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Nấm hương: Là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, B-vitamin và khoáng chất như sắt và selen.
  • Cải xoăn: Ngoài vitamin K, cải xoăn cũng cung cấp vitamin C, A và chất xơ. Tốt cho sức khỏe tim mạch và chống viêm nhiễm.
  • Cần tây: Cung cấp nhiều vitamin K và A, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.

Rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, và chất xơ cho cơ thể. Khi kết hợp với các thực phẩm khác, rau xanh có thể giúp tăng cường sức kháng và bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.

Trái cây

Nếu bạn đang thắc mắc bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì thì đừng bỏ qua các loại trái cây. Những loại quả như cam, bưởi, quýt, chuối, dâu… đều có giá trị dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tổng thể.

  • Cam, bưởi, quýt: Là những loại quả mọng, có chứa hàm lượng vitamin C cao. Vitamin C không chỉ có tác dụng chống oxi hóa mạnh mẽ mà còn tham gia vào quá trình hình thành collagen trong cơ thể. Một thành phần quan trọng của xương và sụn. Giúp củng cố cấu trúc xương và ngăn ngừa mất xương.
  • Dâu: Rất giàu vitamin K, canxi và kẽm. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và duy trì sức khỏe xương. Đồng thời, chất oxy hóa trong dâu cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  • Chuối: Có chứa nhiều kali và magie, giúp duy trì cân bằng nước và điện giữa các tế bào. Hỗ trợ chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động. Từ đó, kích hoạt quá trình hấp thu canxi tại xương.

Các loại vitamin

Các loại vitamin như: C, DE, K… đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe xương và khớp. Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin như:

  • Vitamin C: Là chất chống oxy hóa và chất tạo collagen, một thành phần quan trọng trong xương và sụn. Thực phẩm giàu vitamin C phải kể đến như: cam, ổi, bưởi, dứa, kiwi, súp lơ, cải xoăn, cà chua, ớt chuông… Mỗi ngày, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 100g trái cây để cung cấp đủ vitamin C.
  • Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt sức khỏe xương và khớp. Thực phẩm giàu vitamin D như: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc… Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ hướng dẫn.
  • Vitamin K: Giữ vai trò quan trọng cho quá trình tổng hợp các protein liên quan đến xương. Vitamin K có nhiều trong rau cải, rau bina, bông cải, bắp cải, dầu đậu nành, dầu oliu…
  • Vitamin E: Giúp bảo vệ sức khỏe cơ và bảo vệ trước nhiễm trùng. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: Dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Các loại rau củ quả màu vàng

Beta-carotene chính là tiền chất của vitamin A. Hợp chất này có vai trò quan trọng cho sức khỏe của mắt, làn da, hệ miễn dịch.

Khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin A. Beat – caroten được tìm thấy nhiều trong các loại quả màu cam, màu vàng như: đu đủ chín, khoai lang, bí ngô, cà rốt, ớt chuông, cam, xoài…

Dưới đây là một số lợi ích chính của beta-carotene:

  • Hỗ trợ sức khỏe mắt.
  • Chất chống oxy hóa.
  • Tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do sự xâm nhập của các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Curcumin có trong nghệ tốt cho người bị thoái hóa khớp

Curcumin là một hoạt chất tự nhiên có trong nghệ. Hợp chất này được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là trong việc hỗ trợ người bị viêm xương khớp và các tình trạng viêm nhiễm khác.

Dưới đây là một số lợi ích của curcumin đối với viêm xương khớp:

  • Tính chất chống viêm: Curcumin có khả năng ức chế các hóa chất gây viêm, đặc biệt là các cytokine pro-inflammation. Điều này giúp giảm viêm nhiễm và sưng tấy trong các khớp bị viêm.
  • Giảm đau và cải thiện sự linh hoạt: Curcumin cũng có khả năng giảm đau và cải thiện sự linh hoạt trong việc di chuyển khớp bị tổn thương. Cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bị viêm xương khớp.
  • Tác động chống oxy hóa: Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do.
  • Khả năng kháng vi khuẩn và kháng viêm: Ngoài tác động trực tiếp đến viêm nhiễm, curcumin cũng có khả năng kháng vi khuẩn và kháng viêm. Giúp kiểm soát các tình trạng viêm nhiễm.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Cá nhiều mỡ

Cá nhiều mỡ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương và toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bạn nên thêm các món cá nhiều mỡ vào thực đơn ăn hàng ngày để tránh sự nhàm chán.

  • Cá nhiều mỡ như cá hồi, cá ngừ, cá trích, là một trong những nguồn tốt nhất của vitamin D. Tăng cường khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm vào xương, để ngăn ngừa loãng xương, tăng cường sức khỏe xương.
  • Các loại cá nhiều mỡ cũng là nguồn axit béo Omega-3 tốt như: EPA (acid eicosapentaenoic), DHA (acid docosahexaenoic). Omega-3 có khả năng giảm viêm nhiễm và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nó cũng giúp hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ sức khỏe xương.
  • Mặc dù canxi không nằm trong danh sách chất dinh dưỡng chính của cá nhiều mỡ. Nhưng một số loại cá như cá hồi vẫn cung cấp một lượng nhất định canxi. Canxi là một thành phần quan trọng của xương và răng.

Uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa

Nếu bạn đang thắc mắc “thoái hóa khớp gối nên ăn gì?” thì không thể bỏ qua món sữa và các chế phẩm từ sữa.

Bổ sung những thực phẩm này là một cách tốt để cung cấp đủ canxi và các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương.

Như chúng ta đã biết, sữa là nguồn thực phẩm giàu vitamin D, phốt pho, canxi – khoáng chất quan trọng để duy trì cấu trúc và độ cứng của xương và răng. Bên cạnh đó, sữa và các chế phẩm từ sữa còn có khả năng ngăn ngừa loãng xương.

Dầu oliu nguyên chất

Trong dầu oliu có chứa nhiều hợp chất đem lại lợi ích đối với sức khỏe xương. Cụ thể như sau:

  • Axit béo Omega-3: Giảm viêm nhiễm trong cơ thể, cải thiện triệu chứng viêm xương khớp và bảo vệ sức khỏe xương.
  • Axit oleic: Axit oleic là một loại axit béo chủ yếu trong dầu oliu. Nó có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch và khớp. Giảm viêm nhiễm và giảm đau trong trường hợp viêm xương khớp.
  • Oleocanthal: Oleocanthal là một dạng polyphenol tự nhiên, cũng có tác dụng chống viêm và kháng viêm mạnh mẽ.
  • Hấp thụ canxi, magie và kẽm: Dầu oliu giúp cải thiện quá trình hấp thụ canxi, magie và kẽm trong cơ thể. Canxi, magie và kẽm đều là khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương và răng.
  • Hấp thu vitamin A và D: Dầu oliu cũng thúc đẩy quá trình hấp thu các loại vitamin như vitamin A và D, cả hai đều quan trọng cho sức khỏe xương.

Trà xanh

Sở dĩ trà xanh lại tốt cho người bị thoái hóa khớp gối nói riêng và tốt cho người bị xương khớp là do trong trà xanh có chứa nhiều hoạt chất như: Chất polyphenol và chống oxy hóa, đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và duy trì sức khỏe xương và răng.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có thể giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương.
  • Trà xanh cũng có khả năng giảm viêm nhiễm, giảm triệu chứng viêm xương khớp và bảo vệ sức khỏe xương.

Gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc giúp tăng hương vị của nhiều món ăn và đồ uống. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiêu thụ gừng có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể và có thể giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Trong y học dân gian, gừng là vị thuốc đông y có vị cay nóng, tính ấm. Nên được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh với công dụng giảm đau và giảm viêm nhiễm rất tốt.

  • Gừng chứa các hoạt chất như gingerol, shogaol và zingerone. Có khả năng giảm triệu chứng viêm xương khớp hoặc viêm nhiễm khác.
  • Gừng tươi giã nhuyễn và đắp lên vùng bị đau hoặc sưng, giúp giảm đau sưng.

Hành và tỏi

Hành và tỏi là hai loại gia vị được sử dụng rộng rãi các nhiều món ăn của người Việt ta. Ngoài tác dụng làm tăng mùi vị của món ăn, tỏi và hành còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bởi trong hành và tỏi có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, enzyme…tăng cường khả năng hấp thụ canxi, cũng các chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào xương khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Quả hạch tốt cho sức khỏe xương

Các loại quả hạch như: óc chó, hạnh nhân, macca, hạt điều… là những thực phẩm giàu dinh dưỡng quan trọng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lợi ích của quả hạch:

  • Quả hạch chứa nhiều chất béo lành mạnh bao gồm chất béo chưa no, chất béo đơn không bão hòa và omega-3. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ trong việc duy trì cân nặng ổn định.
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa và duy trì sự cân bằng đường huyết.
  • Hạt hạch cũng cung cấp protein – thành phần quan trọng cho việc xây dựng và duy trì cơ bắp, sửa chữa tế bào và duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi hỏi tổn thương do các gốc tự do và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Magie là một khoáng chất quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh học trong cơ thể. Bao gồm cơ co giãn, chức năng thần kinh và duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Do chứa nhiều chất chống viêm, quả hạch có khả năng hỗ trợ giảm viêm và giảm đau. Đặc biệt hiệu quả là trong trường hợp đau lưng và đau cột sống.
  • Với lượng carb thấp và chất béo lành mạnh, quả hạch có thể giúp trong quá trình giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.
  • Các chất dinh dưỡng trong quả hạch có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và tiểu đường.

Đậu nành

Đậu nành được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống khác nhau. Việc thường xuyên bổ sung đậu nành vào chế độ ăn uống có thể giúp cung cấp đủ protein và các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương và tổng thể.

Các chuyên gia cho biết, đậu nành là nguồn đạm thực vật dồi dào. Có thể được sử dụng để thay thế cho thịt. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất, canxi và sắ… Có trong đậu nành cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, đậu nành còn chứa Isoflavones – một loại hợp chất có tác động giống estrogen. Có khả năng ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.

Ngoài ra, đậu nành cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào xương khỏi tổn thương do các gốc tự do và quá trình oxi hóa.

Bị thoái hóa khớp gối kiêng gì?

Bên cạnh những thắc mắc về “thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”, nhiều người còn băn khoăn về chế độ kiêng khem khi mắc phải các bệnh lý về xương khớp. Vậy bị thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?

Dưới đây là những lời khuyên rất hữu ích về chế độ kiêng khem, để hạn chế cơn đau và biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối gây ra.

  • Hạn chế thịt đỏ: Thịt đỏ tạo ra axit trong cơ thể, rút canxi từ xương. Bệnh nhân nên ưu tiên thực đơn giàu canxi từ các nguồn khác như sữa, sữa chua, hạt, và rau xanh.
  • Tránh thức ăn chế biến sẵn và chất béo công nghiệp: Thức ăn nướng, chiên, thực phẩm chứa chất béo công nghiệp… có thể gây viêm khớp và tăng cân. Hạn chế tiêu thụ chúng để giảm áp lực lên khớp gối.
  • Giảm đường và carbohydrate: Thức ăn chứa nhiều đường và carbohydrate có thể gây viêm, ảnh hưởng đến khớp gối. Vì vậy, bạn cần hạn chế tiêu thụ bánh quy, bánh ngọt và các loại thực phẩm có chứa nhiều đường.
  • Hạn chế muối: Ăn mặn quá mức sẽ làm xương trở nên giòn, dễ gãy và gây viêm. Do đó, bạn nên giảm tiêu thụ muối.
  • Tránh rượu, bia, cà phê và nước ngọt có ga: Những thức uống này có thể gây tăng triệu chứng đau và làm tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Tạm kết

Hi vọng rằng, thông qua nội dung bài viết trên đây, bạn đã có lời giải cho câu hỏi “thoái hóa khớp gối nên ăn gì?, kiêng gì”. Các cụ xưa có câu “có kiêng có lành”. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Người mắc bệnh thoái hóa khớp nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *