[Đừng bỏ lỡ] 10+ Cách chữa viêm xoang hiệu quả ngay tại nhà

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở nước ta. Các triệu chứng của viêm xoang thường ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm xoang hiệu quả ngay tại nhà.

Hãy cùng tham khảo một số phương pháp chữa viêm xoang qua bài viết dưới đây.

Viêm xoang là gì?

Viên xoang là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc hô hấp lớp lót trong các xoang cạnh mũi. Tình trạng này thường gặp sau khi bị viêm mũi do cảm cúm, viêm họng…

Các lớp niêm mạc phù nề gây tăng tiết dịch nhầy làm thu hẹp đường kính các lỗ xoang khiến cho dịch không thoát được ra ngoài. Tác nhân gây viêm xoang có thể do vi trùng, siêu vi trùng hoặc dị ứng.

Nguyên nhân nào gây viêm xoang?

Để điều trị viêm xoang dứt điểm cần phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi, dưới đây là một số nguyên nhân chính.

Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn

Khi các loại nấm, virus, vi khuẩn tồn tại và phát triển làm tổn thương tế bào lông chuyển ở niêm mạc. Từ đó mũi bị viêm nhiễm, ứ đọng các chất nhầy, gây cản trở không khí lưu thông và lâu dần gây bệnh viêm xoang.

Sức đề kháng kém

Khi sức đề kháng kém cơ thể không đủ sức mạnh để chống lại các tác nhân nguy hiểm từ môi trường. Hệ miễn dịch dễ bị suy giảm gây suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa hay bị dị ứng với khói bụi, thức ăn, phấn hoa, lông vật nuôi, thức ăn biến chất… làm cho niêm mạc mũi phù nề gây tắc các lỗ thông xoang và nhiễm khuẩn.

Cảm cúm

Thời tiết thay đổi khiến cho một số người mắc phải các căn bệnh cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, ho… Nếu để cảm cúm và sổ mũi kéo dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mũi.

Chấn thương

Luyện tập thể dục thể thao có thể xảy ra các chấn thương vùng mũi gây bít lỗ thông dịch nhầy xoang. Tình trạng này gây cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch không thoát kịp. Đây là nguyên nhân khiến lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn dẫn đến viêm xoang mũi.

Triệu chứng nhận biết viêm xoang mũi

Bệnh viêm xoang mũi thường có những triệu chứng không rõ ràng. Vì vậy người bệnh thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Chỉ khi bệnh trở nặng mới nhận thấy rõ những biểu hiện của viêm xoang mũi.

Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết viêm xoang mũi:

Chảy mũi

Ở thời gian đầu, người bệnh luôn có cảm giác đờm nhầy ở cổ họng, nghẹt mũi và phải xì mũi liên tục. Đồng thời, có thể bị chảy dịch mũi dạng lỏng hơi đặc. Nhưng càng về sau, dịch mũi sẽ càng đặc và có mùi hôi khó chịu. Trong dịch còn có màu vàng nhạt hoặc trắng đục.

Đau nhức 

Bệnh nhân bị viêm xoang có thể bị đau nhức, tùy thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm. Có thể đau ở trán, gáy, má, hai lông mày, giữa hai mắt… Những trường hợp bị nặng có thể bị đau đầu, chóng mặt.

Nếu không được điều trị sớm tình trạng đau nhức có thể trở nặng hơn, đặc biệt khi trời rét.

Giảm hoặc mất khứu giác 

Tổ chức cuốn mũi bị sưng hoặc polyp mũi cản trở mùi tiếp xúc với thần kinh khứu giác khiến người bệnh thường xuyên xì mũi và hắt xì.

Đồng thời, tổn thương vùng niêm mạc mũi, các dây thần kinh khứu giác làm cho bệnh nhân không còn cảm nhận được mùi.

Có trị viêm xoang tận gốc được không?

Trong trường hợp người bệnh bị viêm xoang cấp, nếu được điều trị đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng nào.

Tuy nhiên, nếu bị viêm xoang mãn tính, quá trình điều trị đòi hỏi kéo dài và kiên trì hơn. Mặt khác, viêm xoang dị ứng hay cơ địa điều trị sẽ khó khăn hơn bởi môi trường, thời tiết…

Vì vậy nếu bị viêm xoang, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, nội soi hoặc chụp cắt lớp mũi xoang. Sau xét nghiệm viêm xoang múi bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân để có phương án điều trị thích hợp.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang:

  • Bệnh viêm đường hô hấp dưới: Viêm phế quản, giãn phế quản…
  • Biến chứng nặng ở mắt: Viêm túi lệ, áp xe mí mắt, viêm ổ mắt, viêm tấy ổ mắt…
  • Biến chứng ở tai: Viêm tai giữa, viêm tai thanh dịch, tắc vòi tai,…
  • Các biến chứng khác về mạch máu, nội sọ,…

Cách chữa viêm xoang nghẹt mũi

Nhiều người khi bị bệnh sẽ có xu hướng tìm hiểu cách chữa viêm xoang nghẹt mũi. Vậy có những cách chữa trị như nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Sử dụng thuốc trị viêm xoang dứt điểm

Trong các trường hợp viêm xoang cấp tính, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc trị viêm xoang dứt điểm. Bao gồm thuốc giảm đau, kháng sinh chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch chống xuất tiết.

Tuy nhiên người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nếu sử dụng sai hướng dẫn có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến viêm xoang mạn tính.

Đối với trường hợp phải rửa xoang hoặc bơm thuốc điều trị, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Không được tự ý làm tại nhà tránh những hậu quả đáng tiếc.

Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc phòng và điều trị bệnh.

Thực hiện phẫu thuật mổ xoang mũi

Nếu chữa viêm xoang bằng thuốc không đạt kết quả như mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật nội soi mũi xoang. Phương pháp này giúp kiểm soát chảy nước mũi, nhức mũi, đau rát mũi… do bệnh viêm xoang gây ra.

Phương pháp này được thực hiện bằng ống nội soi. Sau thủ thuật người bệnh được làm sạch xoang, phục hồi sự thông khí, loại bỏ polyp giúp cho niêm mạc trong xoang tự phục hồi.

Dù chữa theo phương pháp nào người bệnh vẫn cần đến các gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám trước. Việc tự ý sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp khác sẽ khiến quá trình điều trị bệnh không đạt hiệu quả cao.

Mẹo chữa viêm xoang tại nhà

Bên cạnh điều trị viêm xoang theo phác đồ của bác sĩ, nhiều người còn áp dụng mẹo chữa viêm xoang tại nhà. Dưới đây là một số mẹo được nhiều người áp dụng.

Sử dụng trà thảo mộc là cách chữa viêm xoang nặng

Các chất kháng khuẩn tự nhiên trong các loại trà thảo mộc có khả năng hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả. Sử dụng trà thảo mộc là cách chữa viêm xoang nặng được nhiều người bệnh áp dụng.

Thành phần từ hoa cúc la mã, lá mullein, cây xô thơm, cỏ cà ri, cỏ xạ hương, rất tốt cho người vị viêm xoang. Người bệnh có thể pha một tách trà thảo mộc nóng để hít hơi nước nhẹ nhàng có thể giúp giảm viêm tại chỗ.

Trị viêm xoang tận gốc bằng xông hơi ấm

Có nhiều biện pháp trị viêm xoang tận gốc trong đó có xông hơi ấm. Điều quan trọng với các bệnh nhân bị viêm xoang chính là giữ cho xoang thông thoáng nhưng không làm khô lớp niêm mạc.

Giữ ẩm cho mũi là cách làm dịu các mô xoang, giảm đau nhức, nghẹt mũi, tạo cho người bệnh cảm giác thông mũi, dễ chịu.

Bạn có thể xông hơi bằng cách hít thở hơi nước nóng bốc lên từ chanh nóng hay một nồi nước. Vitamin C từ chanh có thể giúp làm loãng chất nhầy để loại bỏ chúng ra ngoài.

Sử dụng tinh dầu khuynh diệp và bạc hà

Tinh dầu khuynh diệp và bạc hà chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên. Có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên.

Người bệnh có thể bôi dầu lên vùng chữ T để giảm cảm giác đau nhức xoang và thông mũi. Nhỏ một chút tinh dầu vào máy xông và đặt trong phòng ngủ. Nồng độ trong dầu khuynh diệp và bạc hà khá nhẹ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Theo một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) đã được minh chứng. Thành phần hoạt chất cineole trong dầu khuynh diệp còn giúp tăng tốc độ hồi phục sau viêm xoang cấp tính và người bệnh có thể sử dụng bằng cách hít vào mũi.

Cách chữa viêm xoang, nghẹt mũi bằng chườm ấm

Chườm ấm có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức do viêm xoang. Cách chữa viêm xoang, nghẹt mũi bằng chườm ấm được nhiều người bệnh áp dụng. Bệnh nhân có thể nhúng một chiếc khăn bông vào nước ấm, vắt khô rồi chườm lên vùng chữ T.

Lúc này, người bệnh sẽ thấy tình trạng nghẹt mũi được cải thiện đáng kể. Các dịch nhầy được đẩy ra ngoài và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu ngay sau đó.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Các bác sĩ cho biết, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày rất tốt để làm sạch bụi bẩn và dịch nhầy. Người bệnh chỉ nên dùng nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc, không nên dùng nước muối tự pha.

Bởi nồng độ nước muối quá tự pha quá cao nên có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Trong khi nếu nồng độ quá nhạt lại không đủ tác dụng sát khuẩn.

Thay đổi tư thế ngủ

Giấc ngủ sâu và ngon giấc giúp cơ thể phục hồi và sửa chữa các tổn thương. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh nhiều tế bào bạch cầu có tác dụng chống lại các tác nhân xấu tấn công cơ thể.

Các chuyên gia hướng dẫn, nằm gối cao khi ngủ để giảm tích tụ dịch nhầy và hít thở dễ hơn.

Tập yoga

Rèn luyện thở bằng các bài tập thở sâu, thiền, yoga sẽ giúp bạn làm tan dịch nhầy trong xoang và đẩy chúng ra ngoài.

Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C, chống oxy hóa

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, chống oxy hóa giúp ổn định các tế bào giải phóng histamine trong cơ thể.

Người bệnh nên thêm các thực phẩm như trà xanh, táo, hành tây hay cải bó xôi, thịt gà, trái cây họ cam quýt… trong chế độ ăn hàng ngày cũng tăng sức đề kháng, cải thiện bệnh hiệu quả.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để hạn chế tình trạng nghiêm trọng của bệnh viêm xoang:

  • Bổ sung nhiều nước mỗi ngày để làm loãng chất nhầy, giảm bớt đau, ngạt mũi.
  • Chườm khăn ấm 1 – 2 lần mỗi ngày ở vùng mũi để làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong các hang hốc xoang và giảm đau, nghẹt mũi.
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá và mùi hóa chất.
  • Đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài và làm việc ở nơi nhiều vi khuẩn và bụi bặm.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển rét, chuyển mưa để tránh viêm mũi thành viêm xoang.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Khi cơ thể được nghỉ ngơi sẽ sản sinh các bạch cầu để chống lại vi khuẩn và virus. Từ đó giúp giảm áp lực xoang, tăng thời gian hồi phục.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác để tránh vi rút viêm lây lan.
  • Sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine.

Lá trầu không

Lá trầu không có tính sát khuẩn kháng viêm hiệu quả. Loại lá này được nhiều người áp dụng trong điều trị viêm xoang và các bệnh viêm đường hô hấp. Tinh dầu lá trầu không có tác dụng kiểm soát các hoạt động của virus, vi khuẩn,

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu, cắt nhỏ và đun sôi với 1,5l nước từ 5-10 phút.
  • Hé mở nắp nồi nước, dùng khăn trùm kín để xông mũi.
  • Xì mũi để loại bỏ dịch mũi ra ngoài và lau khô bằng khăn sạch.

Cây lược vàng

Cây lược vàng chứa hàm lượng lớn Flavonoid. Đây là một chất chống oxy hóa giúp người bị viêm xoang tiêu đờm, giảm đau và thải độc hiệu quả. Bạn có thể sử dụng loại thảo dược này để hỗ trợ chữa viêm xoang bằng cách sau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lược vàng tươi, để ráo và cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Đem lá lược vàng vừa rửa chưng với dầu thực vật trong 7 tiếng để lá mềm.
  • Cuối cùng, lọc lấy một ít dung dịch thấm vào tăm bông rồi bôi lên niêm mạc mũi.

Áp dụng bài thuốc này ít nhất 1 tháng, người bệnh sẽ thấy cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức ở các xoang.

Gừng tươi

Gừng có đặc tính nóng và khả năng sát trùng kháng khuẩn cao.

Tinh dầu chứa trong loại củ này có tác dụng giãn mạch vùng mũi họng, làm loãng chất nhầy để loại bỏ chúng ra ngoài. Vậy nên gừng được coi là thần dược điều trị viêm xoang cũng như các bệnh đường hô hấp như: cảm lạnh, viêm họng…

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tầm 3-4 củ gừng tươi và thái thành từng lát mỏng.
  • Đun sôi 1,5 đến 2 lít nước rồi cho gừng vào.
  • Mở hé nắp nồi nước. Dùng khăn trùm kín và xông mũi trong vòng 10 – 15 phút.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể pha trà gừng để uống hàng ngày hoặc làm gia vị bổ sung vào các món ăn. Các khoáng chất và kali trong gừng hỗ trợ điều trị và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tỏi – Liều thuốc trị viêm xoang dứt điểm

Từ lâu, tỏi được biết đến như thần dược, một liều thuốc trị viêm xoang dứt điểm. Trong tỏi có các kháng sinh tự nhiên sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh viêm xoang nặng, tăng cường miễn dịch cho người bệnh.

Sử dụng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày hoặc thực hiện xông mũi với tinh dầu tỏi.

Trị viêm xoang bằng mật ong và chanh

Cách chữa viêm xoang bằng mật ong và chanh được rất nhiều người áp dụng. Trong chanh và mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm.

Mỗi sáng, bệnh nhân viêm xoang có thể uống mật ong chanh pha với nước ấm nhằm cải thiện tình trạng xoang mũi hiệu quả.

Cách chữa trị viêm xoang tận gốc tại nhà bằng hạt gấc

Trong các cách chữa viêm xoang tại nhà, hạt gấc được xem như một cách chữa trị viêm xoang tận gốc.

Hạt gấc có vị hơi ngọt, tính ôn, ít độc. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, tiêu sưng, kháng viêm và giúp phục hồi vết thương nhanh chóng. Đồng thời, hạt gấc sẽ giúp cải thiện sưng tấy, phù nề khi bị viêm xoang.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 20 – 25 hạt gấc nướng chín (cháy sém) sau đó để nguội và đập dập.
  • Sau đó, ngâm chỗ hạt đã nướng cùng 300ml rượu trắng trong khoảng 2 tuần.
  • Lấy tăm bông y tế thấm dung dịch, đắp dọc sống mũi trong khoảng 30 phút.
  • Thực hiện thao tác này 2 lần 1 ngày trước khi đi ngủ để cho hiệu quả tốt nhất.

Chữa viêm xoang từ hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn)

Tinh dầu trong hoa ngũ sắc có khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh, chống viêm, phù nề và dị ứng. Đây là loại dược liệu được sử dụng nhiều trong đông y để trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Vị cay, hơi đắng, tính mát trong loại hoa này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cầm máu và tiêu sưng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm hoa ngũ sắc rồi để ráo. Giã nát chỗ hoa vừa rửa.
  • Lọc lấy nước cốt. Thấm bông y tế vào dung dịch và nhét vào bên trong mũi khoảng 15-20 phút.
  • Sau khi dung dịch đã thấm, từ từ xì mũi để các chất bẩn đẩy ra ngoài. Mỗi ngày người bệnh thực hiện 2 lần để đạt kết quả như mong muốn.

Cây giao chữa viêm xoang

Cây giao được xem như “thần dược trị viêm xoang” hiệu quả. Loại cây này có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn, chống oxy hóa, chống co giật và giảm đau.

Trong đông y, cây giao là một vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu thũng, chỉ huyết sinh cơ. Trong các bài thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cây giao được áp dụng thường xuyên.

Cách thực hiện:

  • Chọn khoảng 15-20 cây giao. Cắt thành từng đốt nhỏ, thả vào ấm nước và đun sôi.
  • Sử dụng một tờ bìa dài khoảng 50cm cuộn thành hình phễu. Hướng đầu nhỏ vào nồi nước đã tắt vào bên mũi cần xông hơi.
  • Xông đến khi dịch dịch trong xoang thoát ra ngoài. Thực hiện thao tác này từ 1-2 lần/ngày.

Lưu ý: Mủ cây giao rất độc và có thể gây bỏng. Nên sử dụng găng tay bảo vệ khi cắt để tránh chạm phải mủ cây giao. Nước cây giao sau khi đun xong đổ đi và không được uống.

Xoa bóp, bấm huyệt

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng tốt đối với các loại viêm xoang không có biến chứng. Khi tạo áp lực lên các điểm huyệt có thể giúp người bệnh giảm đau, thư giãn cơ, cải thiện lưu lượng máu và đẩy chất nhầy ra ngoài xoang.

Bệnh nhân có thể tự thực hiện xoa bóp, bấm huyệt tại nhà bằng cách ấn mạnh lên các huyệt nghinh hương, ấn đường, ty thông, hợp cốc. Ấn khoảng 3 phút cho mỗi huyệt.

Đồng thời, xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn lên các vùng đau nhức cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Chú ý: Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi áp dụng phương pháp bấm huyệt này.

Cách phòng tránh bệnh viêm xoang

Để phòng ngừa bệnh viêm xoang, bạn đọc có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây.

Với trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, vì vậy cha mẹ cần lưu ý:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối dạng nhỏ hoặc dạng xịt. Tránh để trẻ bị khô mũi.
  • Không để trẻ tiếp xúc gần với thuốc lá thụ động hoặc các vật gây dị ứng như nước hoa, phấn hoa, lông động vật…
  • Không để trẻ bơi lâu dưới nước tránh clo làm kích ứng mũi và xoang.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài và rửa tay đúng cách sau khi chơi từ ngoài về.
  • Tiêm phòng đúng lịch cho trẻ để tránh các bệnh về hô hấp.
  • Không để trẻ tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc bị cảm cúm.
  • Cho trẻ uống thuốc và đi khám nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Với người lớn

Phòng ngừa bệnh viêm xoang với người lớn sẽ dễ dàng hơn nếu bạn áp dụng những điều sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi và các chất độc hại để bảo vệ phổi và đường hô hấp.
  • Tránh tiếp xúc với mầm bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay, chân, mũi, họng sau khi ra ngoài.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc giao mùa.
  • Tránh những đồ vật gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, nước hoa,…
  • Không để mũi bị quá khô, nếu cần hãy sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí.

Trên đây là một số cách chữa viêm xoang hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh sẽ có thêm thông tin và tham khảo được những cách chữa bệnh hữu ích cho mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *