Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Cùng chuyên gia đầu ngành tìm hiểu

Tê đầu ngón tay không phải bệnh hiếm gặp. Các triệu chứng của tê đầu ngón tay ảnh hưởng lớn đến đời sống người bệnh. Vậy tê đầu ngón tay là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân tê đầu ngón tay qua bài viết sau đây.

Tê đầu ngón tay là gì? Các biểu hiện của tê đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay là tình trạng đầu ngón tay bị tê. Các biểu hiện của tê đầu ngón tay phải kể đến như ngứa râm ran giống như “kiến bò” hay châm chích như thể ai đó dùng kim chạm nhẹ vào ngón tay của bạn.

Đôi lúc, tê đầu ngón tay còn kèm theo triệu chứng hơi đau rát. Hiện tượng này khiến khả năng cầm, nắm, hoạt động của bàn tay bị ảnh hưởng. Triệu chứng này có thể xuất hiện thoáng qua hoặc liên tục gây phiền toái cho cuộc sống của bạn.

Các biểu hiện của tê đầu ngón tay có thể kể đến như:

  • Ngón tay bị đau nhức, tê bì và ngứa ran
  • Cảm giác giống như bị kim châm ở đầu ngón tay
  • Cơ tay yếu và phản xạ kém
  • Ngón tay vận động không linh hoạt
  • Không có cảm giác ở ngón tay út và ngón áp út
  • Tay chân không chắc chắn làm rơi đồ vật

Vì sao bị tê đầu ngón tay? Nguyên nhân tê đầu ngón tay là gì?

Tê đầu ngón tay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có hai lý do chính là do sinh lý hoặc bệnh lý. Vậy vì sao bị tê đầu ngón tay, nguyên nhân tê đầu ngón tay là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân tê đầu ngón tay nhé.

Tê đầu ngón tay do sinh lý

Như đã nói ở trên, tê đầu ngón tay có thể do hai nguyên nhân chính là sinh lý và bệnh lý. Tuy nhiên tê đầu ngón tay sinh lý không kéo dài. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế là sẽ hết.

Các vấn đề tê đầu ngón tay sinh lý thường không quá nghiêm trọng và thường xuyên. Tình trạng bệnh sẽ hết nếu bạn khắc phục được nguyên nhân.

Dưới đây là một số nguyên nhân tê đầu ngón tay sinh lý:

Thời tiết thay đổi

Một số người bị giảm calci máu do thay đổi thời tiết, nhiệt độ giảm đột ngột. Các cơ xương khớp chưa kịp thích ứng với điều kiện thời tiết. Đây là một trong những nguyên nhân sinh ra tê đầu ngón tay.

Bẻ, vặn ngón tay quá mức

Khi người bệnh vặn hoặc bẻ ngón tay quá mức gây chèn ép mạch máu khiến ngón tay không được cấp đủ máu nuôi trong thời gian dài.

Do chấn thương

Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn, té ngã… có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến hiện tượng tê đầu ngón tay. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường rất ít gặp.

Sinh hoạt sai tư thế

Thói quen sinh hoạt sai tư thế có thể khiến bạn bị tê đầu ngón tay. Khiêng, vác những vật nặng; nằm nghiêng một bên, gối đầu lên tay; ngồi nhiều dưới máy lạnh… Những hoạt động này khiến dây thần kinh bị chèn ép, mạch máu khó lưu thông dẫn đến tê tay, tê đầu ngón tay khi thức dậy.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Vitamin E, B1, B6, B12, canxi, sắt, kali, magie, kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Đây là một loại vitamin tan trong nước. Khi thiếu hụt vitamin này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng: tê đầu ngón tay, yếu cơ, chán ăn.

Tuổi tác 

Tuổi càng cao xương khớp càng bị thoái hóa dễ dẫn đến các bệnh cơ xương khớp. Lúc này triệu chứng tê đầu ngón tay có thể xuất hiện.

Đồng thời, chức năng bơm máu từ tim tới các chi không còn nhanh như trước, nên dễ gây ra hiện tượng tê đầu ngón tay cho người cao tuổi.

Thời gian biểu không khoa học

Ngồi hoặc nằm lâu một chỗ cũng dẫn đến hiện tượng tê đầu ngón tay, thậm chí cả cánh tay và chân. Vì vậy, người bệnh cần thay đổi tư thế làm việc. Cứ 45-60 phút cần di chuyển để tay chân được vận động.

Ngoài ra, căng thẳng mệt mỏi, bệnh zona thần kinh, lạm dụng rượu bia, hẹp ống sống…  cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tê đầu ngón tay.

Tê đầu ngón tay là bệnh gì?

Với những trường hợp tê đầu ngón tay bệnh lý, triệu chứng thường kéo dài và lặp đi lặp lại. Vì vậy nếu xuất hiện những bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đi kiểm tra.

Dưới đây là một số nguyên nhân tê đầu ngón tay do bệnh lý mà người bệnh cần lưu ý:

Đa xơ cứng

Đa xơ cứng là bệnh rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Bệnh này thường tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương màng bọc Myelin và dẫn đến triệu chứng tê đầu ngón tay.

Bệnh rễ thần kinh cổ

Bệnh rễ thần kinh cổ có thể gây đau, tê ở ngón tay hoặc bàn tay. tùy thuộc vào rễ thần kinh nào bị tổn thương.

Tắc hoặc lưu thông mạch máu kém

Mạch máu bị tắc hoặc lưu thông mạch máu kém có thể làm cản trở lưu thông dòng máu từ tim đến các vị trí trên cơ thể. Hiện tượng này có thể do xơ vữa động mạch hoặc bị chèn ép do ngồi hoặc đứng yên quá lâu.

Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây tê ngứa ở bàn tay và cánh tay, chân và bàn chân. Kèm theo đó là hiện tượng da nhợt nhạt, tay chân lạnh và đau cơ khớp.

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Viêm dây thần kinh ngoại biên xảy ra khi dây thần kinh truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các bộ phận của cơ thể bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc nhiễm độc.

Tùy vào từng vị trí dây bị tổn thương mà biểu hiện bệnh sẽ khác nhau nhưng dấu hiệu chủ yếu là mất xúc giác ở đầu ngón tay. Để điều trị tình trạng này, châm cứu, bổ sung Vitamin B1 là các phương pháp hữu hiệu.

Tổn thương thần kinh Ulnar

Tình trạng tổn thương thần kinh Ulnar thường gặp ở cẳng tay và cánh tay. Bệnh này có thể do chấn thương hoặc khối u bị chèn ép.

Những tổn thương này sẽ khiến ngón tay út bị tê và tê nhức đầu ngón tay đeo nhẫn ở cùng một bên. Bên cạnh đó nó có thể gây khó khăn trong vận động tay.

Hội chứng ống cổ tay có thể là nguyên nhân tê ngón tay cái

Nguyên nhân tê ngón tay cái có thể là do hội chứng ống cổ tay. Khi không gian bên trong ống cổ tay bị hẹp lại có thể gây tổn thương dây thần kinh giữa. Khiến đầu ngón tay  cái, ngón tay trỏ hoặc ngón giữa bị tê.

Chèn ép thần kinh trụ

Dây thần kinh trụ ở trong cánh tay bị chèn ép sẽ làm mất cảm giác ở ngón áp út, gây tê đầu ngón tay út.

Tắc nghẽn mạch máu

Khi mạch máu nuôi dưỡng ngón tay bị tắc nghẽn, máu sẽ lưu thông tới ngón tay. Tình trạng thiếu máu sẽ khiến đầu ngón tay bị tê cứng. Hiện tượng tê đầu ngón tay sẽ càng rõ rệt hơn vào mùa đông.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Nhân nhầy ở đĩa đệm ở đốt sống cổ bị thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh. Điển hình là dây thần kinh tới bàn tay, đó là nguyên nhân gây tê đầu ngón tay.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh các chi gây tê đầu ngón tay. Những triệu chứng tê đầu ngón tay cũng là báo hiệu giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường mà bạn cần lưu ý.

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Tình trạng viêm nhiễm, nhiễm độc hoặc nhiễm trùng dây thần kinh có thể gây ra hiện tượng tê đầu ngón tay. Bạn có thể châm cứu, bổ sung vitamin B1 để khắc phục tình trạng này.

Bị tê đầu ngón tay trỏ phải là bệnh gì? Có phải do tổn thương dây thần kinh trụ?

Dây thần kinh trụ đi từ cánh tay đến cẳng tay, bàn tay khi bị tổn thương có thể làm cho các ngón tay bị tê bì. Vậy bị tê đầu ngón tay trỏ phải là bệnh gì? Có phải do tổn thương dây thần kinh trụ?

Cổ tay là khu vực dễ bị chấn thương gây ảnh hưởng đến dây thần kinh trụ. Những tổn thương này gây tê bì ngón tay trỏ, ngón cái và ngón giữa. Và có thể lan đến vùng lòng bàn tay. Tổn thương dây thần kinh hướng tâm hay còn gọi là dây thần kinh cảm giác.

Dây thần kinh hướng tâm (dây thần kinh cảm giác) bị tổn thương sẽ gây ra triệu chứng tê bì đầu ngón tay trỏ và ngón cái, đi kèm với tình trạng chảy xệ ở các ngón tay.

Triệu chứng bị tê đầu ngón tay cái do tắc nghẽn mạch máu

Triệu chứng bị tê đầu ngón tay cái như đang báo hiệu bạn bị tắc nghẽn mạch máu. Khi máu không thể đưa đến vùng bàn tay và các ngón tay, người bệnh sẽ đối diện với hiện tượng tê đầu ngón tay.

Hiện tượng này thường gặp nhiều hơn vào mùa đông. Khi tốc độ lưu thông của máu chậm hơn.

Bệnh Raynaud

Hội chứng Raynaud là tình trạng mạch máu nhỏ ngoại biên co thắt nhanh và dữ dội khi gặp nhiệt độ lạnh hay stress. Mạch máu có thể bị thu hẹp lại và cản trở sự lưu thông tuần hoàn máu tới các mô trong cơ thể.

Nếu để lâu ngày, bệnh Raynaud có thể dẫn đến tình trạng tê đầu ngón tay. Bệnh thường gặp ở những người phụ nữ trẻ tuổi từ 20-40 tuổi.

Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp ngón tay có thể gây tê đầu ngón tay kèm đau và sưng khớp. Người cao tuổi dễ mắc bệnh này do xương khớp thoái hóa. Người bệnh có thể bị đau nhiều lần trong nhày về chiều.

Các khớp bàn ngón tay cái, khớp liên đốt gần và xa của ngón trỏ và ngón giữa cả 2 bàn tay có thể bị sưng nhẹ.

Cảnh báo khi bị tê đầu ngón tay trái do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khá phổ biến. Người bệnh cần tìm hiểu những cảnh báo khi bị tê đầu ngón tay trái do viêm khớp dạng thấp. Bởi khi người bệnh gặp các triệu chứng tê đầu ngón tay thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Các đốt cột sống cổ, biến chứng thần kinh đã bị tổn thương. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến niêm mạc của khớp. Đồng thời làm xói mòn xương hay biến dạng khớp. Các tiến triển của bệnh thường phức tạp từ các khớp nhỏ đến khớp lớn.

Thông thường, người bệnh sẽ bị cứng khớp tầm 1 tiếng buổi sáng kèm theo viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) các khớp bàn tay, cổ tay, có khi đối xứng cả hai bên.

Tiểu đường khiến tê đầu ngón tay giữa có nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh có nguy cơ đối diện với việc tê đầu ngón tay. Nhiều người bệnh băn khoăn không biết tiểu đường khiến tê đầu ngón tay giữa có nguy hiểm không?

Đây được coi là biểu hiện khá nguy hiểm của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh tê đầu ngón tay giữa, yếu cơ xương khớp, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân.

Cách trị tê đầu ngón tay

Tùy theo các triệu chứng và mức độ tê đầu ngón tay, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Hầu hết các trường hợp nhẹ thường dùng các biễn pháp hỗ trợ, dùng thuốc và đều điều trị không phẫu thuật.

Tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng do thần kinh hoặc xương khớp. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nếu không thể điều trị bằng phương pháp khác. Đây được coi là giải pháp cuối cùng.

Thuốc trị tê đầu ngón tay

Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) là các loại thuốc trị tê đầu ngón tay được dùng.

Tuy nhiên người bệnh phải có sự thăm khám và kê đơn của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh những nguy hại đến sức khỏe.

Biện pháp phục hồi

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập thư giãn, duỗi tay và cổ tay, xoa bóp/massage tay tại nhà.

Biện pháp này có thể giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu, giảm co cứng ở các dây thần kinh và cơ, giải tỏa căng thẳng. Nhờ đó, cảm giác tê đầu ngón tay cũng giảm bớt.

Bổ sung thêm tinh chất tái tạo sụn và xương dưới sụn nếu bị thoái hóa khớp, viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, … là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê đầu ngón tay.

Việc bổ sung tinh chất hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp, phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn, làm chậm quá trình thoái hóa khớp là rất cần thiết.

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị

Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị như đeo nẹp tay. Biện pháp này giúp giữ tay ở vị trí thuận lợi, ít gây chèn ép dây thần kinh.

Bên cạnh đó, các bài tập điều trị tê đầu ngón tay cũng có thể giúp tăng cường sự linh hoạt cho ngón tay, tăng lưu thông máu và giảm tê bì tay hiệu quả.

  • Duỗi các ngón tay căng hết mức có thể trong 10 giây, thực hiện động tác lặp lại từ 5 – 7 lần.
  • Quay nhẹ cổ tay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng và đảo chiều ngược lại.
  • Tham gia các hoạt động vận dụng sự khéo léo của đôi bàn tay như: Lắp ráp mô hình, vẽ tranh…

Cách phòng ngừa tê đầu ngón tay khi ngủ dậy

Để phòng ngừa tê đầu ngón tay khi ngủ dậy và các bệnh lý liên quan. Bạn nên xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh cụ thể như sau:

  • Tạo thói quen ăn uống khoa học: Bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp, hệ thần kinh, máu như: Vitamin nhóm B, Magie, Canxi, Vitamin K,…
  • Hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Chăm chỉ thể dục thể thao mỗi ngày: Hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để thể dục thể thao. Tập thể dục giúp bạn cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng cường lưu thông máu để hạn chế nguy cơ tê đầu ngón tay.
  • Sinh hoạt điều độ: Bạn cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể luôn được thoải mái và không quá gò bó. Sau 1-2 tiếng làm việc, bạn nên đi lại vận động tay chân.
  • Kiểm tra cân nặng thường xuyên: Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… gây tê đầu ngón tay. Bạn nên duy trì chỉ số BMI dao động từ 18.5 – 24.9 để bảo vệ cơ thể.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về bệnh tê đầu ngón tay. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn không còn hoang mang về tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *