[Bật mí] 10+ Tác dụng của quả sung “nhỏ” nhưng siêu thần kỳ

Quả sung được trồng phổ biến ở Việt Nam ta. Mặc dù giá trị kinh tế không cao nhưng loại quả này mang tới nhiều lợi ích dành cho sức khỏe. Bạn đã bao giờ tìm hiểu về tác dụng của quả sung chưa?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quả sung. Có thể những thông tin trong bài sẽ khiến bạn bất ngờ vì công dụng phong phú của loại quả này đấy.

Đặc điểm của quả sung

Quả sung là loại quả thuộc họ dâu tằm có hình giống giọt nước và kích thước lớn bằng đầu ngón tay. Quả sung có vị ngọt, tính bình và thường mọc theo chùm.

Thịt quả sung màu hồng, có vị ngọt nhẹ, mềm và dai. Hạt của quả sung giòn, có thể ăn được. Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng quả sung như một phương pháp điều trị táo bón, chứng khó tiêu, bệnh trĩ, tiểu đường,…

Vì trái sung không để được lâu nên thường được sấy hoặc phơi khô để giữ nguyên hương vị cũng như bảo quản được lâu hơn. Loại quả này được biết đến như một thần dược hỗ trợ tăng cân sau khi lành bệnh.

Tác dụng của quả sung xanh

Xuất hiện tại Việt Nam từ lâu đời, dưới đây là những tác dụng của quả sung xanh đã được minh chứng đối với sức khỏe.

Quả sung xanh chữa bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

Quả sung xanh được các thầy thuốc Đông y sử dụng để chữa bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cho người bệnh. Trong quả sung chứa hàm lượng chất xơ lớn giúp giảm đáng kể các triệu chứng đầy hơi, táo bón.

Cải thiện sức khỏe mạch máu và tim

Sung còn được biết đến là phương thuốc giảm huyết áp và mỡ máu hiệu quả. Cải thiện sức khỏe mạch máu và tim.

Đồng thời, quả sung còn giúp giảm tỷ lệ mắc phải các bệnh về tim mạch chuyển hóa.

Nâng cao chất lượng làn da

Trong quả sung chứa nhiều dưỡng chất giúp nâng cao chất lượng làn da. Đặc biệt, những người có tình trạng viêm da dị ứng, da khô,…

Đồng thời, chiết xuất từ quả sung có công dụng chống oxy hóa đối với các tế bào da. Các chất có trong mỗi quả sung làm tăng liên kết collagen và làm chậm quá trình xuất hiện của các vết nhăn.

Tăng cường thị lực

Vitamin A có trong quả sung đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thị lực, duy trì một đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Vitamin A tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ bề mặt mắt, giúp giác mạc tránh khỏi các tác nhân gây hại như tia UV, bụi bẩn, ánh sáng xanh,…

Giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định bằng trái sung

Vitamin nhóm B ở quả sung giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định. Đồng thời cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh để giảm thiểu căng thẳng và tăng cường khả năng sáng tạo.

Chống oxy hóa

Nhờ các vitamin A và C, quả sung có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Các polyphenol có trong thịt quả cũng đóng góp vào tác động chống oxy hóa trong cơ thể.

Cải thiện tình trạng táo bón, giúp nhuận tràng nhờ tác dụng của quả sung muối

Tác dụng của quả sung muối từ lâu đã được biết đến là một phương thức giúp cải thiện tình trạng táo bón, giúp nhuận tràng.

Nhờ vào thành phần chất xơ dồi dào, quả sung giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn trong lòng ruột cũng như giúp làm mềm phân.

Uống nước quả sung phơi khô có tác dụng gì? Có duy trì sức khỏe hệ xương khớp không?

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra như “Uống nước quả sung phơi khô có tác dụng gì?”. Liệu có duy trì sức khỏe hệ xương khớp không?

Thực tế, quả sung phơi khô chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và các chất chống oxy hóa. Vì vậy, uống nước quả sung phơi khô được xem là một phương thuốc hữu hiệu dành cho sức khỏe.

Các khoáng chất như canxi và kali trong quả sung đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ xương khớp.

Canxi là thành phần thiết yếu giúp duy trì cấu trúc xương. Trong khi kali giúp làm chậm quá trình suy yếu của xương và cải thiện mật độ xương.

Thêm sung vào khẩu phần ăn uống hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh loãng xương, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Kiểm soát các triệu chứng của bệnh Alzheimer

Các khoáng chất như magie và các vitamin nhóm B trong quả sung giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa của tế bào thần kinh. Vì vậy đây là loại quả lý tưởng giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Alzheimer.

Điều trị viêm phế quản

Các hóa chất tự nhiên có trong lá sung như một thành phần lý tưởng dùng trong trà uống. Trong các loại trà chứa thành phần lá sung hỗ trợ điều trị viêm phế quản và bệnh hen suyễn.

Hạ nhanh các cơn sốt

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào được công bố về tác dụng hạ nhanh các cơn sốt của quả sung. Tuy nhiên một thí nghiệm trên chuột cho thấy, một liều rượu sung giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể trong suốt 5 giờ.

Vẫn cần có thêm những nghiên cứu chi tiết hơn về vấn đề này. Bởi các nhà nghiên cứu chưa có những giải thích nào về tác dụng hạ nhanh các cơn sốt của quả sung.

Giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Quả sung còn được biết đến là loại quả rất tốt cho người bị bệnh trĩ. Tác dụng làm mềm phân giúp giảm áp lực lên thành hậu môn và tĩnh mạch trực tràng. Đồng thời, công dụng chống oxy hóa giảm nhẹ các triệu chứng viêm như: sưng, nóng, đau, xa bùi trĩ,…

Ăn quả sung xanh có tốt không? Các cách ăn quả sung mà bạn nên thử

Như các tác dụng đã được liệt kê phía trên, ăn quả sung xanh có nhiều lợi ích dành cho sức khỏe. Vì vậy bạn không còn phân vân “Ăn quả sung xanh có tốt không?” rồi chứ.

Có rất nhiều cách ăn quả sung mà bạn nên thử và đưa vào thực đơn của mình. Dưới đây là một số gợi ý các chế biến món ăn từ ăn quả sung phổ biến:

Ăn quả sung sấy khô: Tuy có hàm lượng calo cao nhưng quả sung sấy khô chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn trái sung tươi. Vị đường ngọt tự nhiên của quả sung rất dễ ăn.

Sung tươi tráng miệng hoặc làm salad: Hàm lượng calo trong quả sung tươi khá thấp. Đây được xem như món tráng miệng tuyệt vời vì chứa nhiều vitamin C và A cùng beta-carotene.

Lá sung cuốn: Lá sung ăn kèm với các món như nem chua, nem tai, thịt,… sẽ làm tăng hương vị của món ăn.

Thực tế, quả sung có rất nhiều cách thưởng thức khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình cách ăn phù hợp với khẩu vị mà mình yêu thích.

Bạn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của quả sung với nhiều cách biến tấu khác nhau tùy theo sở thích của bản thân.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả sung?

Mặc dù có rất nhiều công dụng với sức khỏe, tuy nhiên đây không phải loại thực phẩm mà bạn nên ăn quá nhiều.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên dùng 5-7 quả/ngày với quả sung Việt Nam. Với các giống sung xuất xứ khác thì chỉ từ 1-2 quả/ngày.

Để có sự chắc chắn, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có liều lượng phù hợp với cơ địa của mỗi người. Bởi thực tế không phải cơ thể của ai cũng đáp ứng được số sung trên mỗi ngày.

Tác hại của quả sung muối. Lưu ý những rủi ro bạn có thể gặp phải

Tác dụng của quả sung rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận trước những tác hại của quả sung muối. Hãy lưu ý những rủi ro bạn có thể gặp phải như:

  • Hạn chế uống nước sung ép nếu đường huyết cao: Hãy cẩn thận với nước quả sung ép nếu lượng đường trong máu của bạn đang ở mức cao.
  • Các chất trong quả sung có thể phản ứng với thuốc chống đông máu:Vitamin K có trong trái sung tươi lẫn sấy khô đều có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Ăn một lượng vừa đủ: Lượng đường trong quả sung có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, vì vậy hãy ăn với lượng vừa đủ.
  • Uống nước sung phơi khô với liều phù hợp: Uống quá nhiều nước quả sung phơi khô có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, phân lỏng.

Những người không nên ăn quả sung

Mặc dù quả sung có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên có những người không nên ăn quả sung.

  • Bị dị ứng với phấn hoa bạch dương: Người bị dị ứng với phần hoa bạch dương có thể dị ứng đồng thời với quả sung.
  • Đang dùng thuốc làm loãng máu warfarin: Hàm lượng vitamin K trong quả sung sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai: Nhựa trong quả sung không tốt cho bà bầu vì có nguy cơ dẫn đến sảy thai.

Quả sung chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về tác dụng của quả sung để áp dụng vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *