15+ tác dụng của rau má mà bạn không thể bỏ qua

Từ xa xưa, rau má được biết đến là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Có nhiều cách chế biến khác nhau từ rau má mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 15 tác dụng của rau má mà bạn không thể bỏ qua nhé.

Xem thêm : [Bật mí] 10+ Công dụng tuyệt vời của nước rau má, chia sẻ từ chuyên gia

Rau má là gì?

Rau má là loại rau phổ biến ở Việt Nam thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, hay đất mùn tơi xốp. Rau má được coi như một loại thảo dược có tình hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng).

Rau má có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan và giải độc. Loại rau này không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn được coi như một vị thuốc chữa bệnh.

Bạn có thể ăn rau má trực tiếp như rau sống hoặc chế biến loại rau này thành nhiều món ăn như: luộc, xào, nấu canh hoặc làm nước ép rau má.

15+ tác dụng của rau má mà bạn không thể bỏ qua

Như đã nói ở trên, bạn có thể chế biến rau má thành nhiều món khác nhau như: ăn sống trực tiếp, nấu canh, xào, luộc, ép nước. Vậy uống rau má có tác dụng gì? Ăn với uống rau má có tác dụng như nhau không?

Dưới đây là 15+ công dụng tuyệt vời của rau má:

Tăng cường trí nhớ

Trong rau má chứa nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ và hệ thần kinh. Việc tiêu thụ rau má đúng cách sẽ giúp các dưỡng chất trong rau má phát huy tác dụng. Rau má sẽ cung cấp máu cho não bộ, cải thiện và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

Cải thiện lưu lượng máu

Rau má là loại thảo mộc tốt duy trì hệ thần kinh. Nhờ vào sự cải thiện lưu lượng máu, củng cố tĩnh mạch và động mạch. Đồng thời, rau má còn như loại thuốc bổ giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Rau má có tác dụng gì cho da mặt?

Có thể đã ăn hoặc uống nước rau má nhưng bạn lại không biết rau má có tác dụng gì cho da mặt. Đây là loại rau dưỡng da khỏe đẹp rất tốt mà bạn có thể tham khảo.

Bạn có thể sử dụng rau má làm mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên rất hiệu quả. Trong rau má có chứa các thành phần làm sạch và thanh lọc máu.  Giúp làn da của bạn khỏe mạnh và sáng hơn. Ngoài làm mặt nạ, bạn có thể uống nước ép rau má cũng rất tốt cho da.

Hạn chế tóc rụng

Rau má có khả năng kích thích tóc mọc nhanh, khỏe và phục hồi tóc dễ gãy rụng. Trong rau má có chứa các chất giúp bảo vệ da đầu vì vậy có công dụng tốt giúp làm tăng sự phát triển của tóc.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Có một giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp bạn được thư giãn hoàn toàn sau một ngày làm việc. Rau má như một phương thức an toàn và tự nhiên giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Mặt khác, các dưỡng chất trong rau má còn giảm thiểu những triệu chứng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Uống rau má có mát gan hay không?

Nhiều người thường băn khoăn không biết uống rau má có mát gan hay không? Rau má có tính mát và giúp giải độc gan rất hiệu quả, an toàn cho cơ thể.

Đồng thời, rau má được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay nóng, đau thường xuyên vùng hạ sườn… Vì vậy uống nước rau má rất tốt cho cơ thể chúng ta.

Nhận thức nhanh nhạy hơn

Theo một nghiên cứu từ năm 2016, các nhà khoa học đã so sánh sánh lợi ích của rau má và lợi ích của axit folic giúp nhận thức nhanh nhạy hơn ở những bệnh nhân bị đột quỵ.

Kết quả cho thấy, hai hoạt chất này đều có chức năng tốt trong việc giúp bệnh nhân đột quỵ nhận thức nhanh nhạy hơn.

Điều trị bệnh Alzheime

Theo Sở Y tế Hà Nội, vitamin E là một trong những chất quan trọng nhất đối với sức khỏe tim mạch và các chức năng của não. Khi kết hợp vitamin C và vitamin E giúp ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Đặc biệt là giảm thiểu mất trí nhớ và điều trị bệnh Alzheimer hay chứng mất trí.

Trong rau má chứa nhiều vitamin E, C hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh Alzheime, đồng thời còn đóng vai trò là chất chống oxy hóa và bổ sung não cực kỳ mạnh mẽ.

Phòng chống bệnh phong và ung thư

Rau má được biết đến có công dụng chống oxy hóa mạnh, phòng chống bệnh phong và ung thư. Theo các chuyên gia, rau má giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây tổn thương tế bào ở cấp độ phân tử.

Từ đó chống lại các bệnh viêm loét đường tiêu hóa, bệnh phong và các căn bệnh ung thư khác. Hoạt chất acid asiatic của rau má có thể làm chết tế bào theo chu trình và ức chế hoạt động phát triển của tế bào ung thư.

Giải độc, giảm cân hiệu quả

Rau má giúp giải độc, giảm cân hiệu quả. Nguồn chất xơ dồi dào trong loại rau này giúp đào thải các chất béo có hại ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Ngăn chặn các chất độc hại tích tụ trong cơ thể, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và thanh lọc các chất nguy hại.

Chống mụn nhọt, viêm nhiễm

Rau má có tính mát và các thành phần trong rau má có khả năng chống mụn nhọt, viêm nhiễm, rôm sẩy và mẩn ngứa.

Bạn có thể đắp rau má đã giã nhỏ, trộn đều với ít muối lên chỗ mụn nhọt. Đắp liên tục ngày 2 lần rau má lên chỗ nhọt đang sưng cho đến khi lành hẳn. Hoặc bạn có thể xay rau má tươi lấy nước uống rất dễ dàng và hiệu quả.

Chữa các bệnh về đường tiêu hóa 

Các hoạt tính chống viêm nhiễm và oxy hóa trong rau má có tác dụng trong việc chữa các bệnh về đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe của đường ruột và đại tràng.

Đồng thời, rau má cũng có cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em và người lớn.

Điều trị các bệnh liên quan tới tĩnh mạch

Các thành phần có trong rau má có thể giúp giảm sưng và lưu thông khí huyết. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới tĩnh mạch.

Theo nghiên cứu trước đây, người bệnh dùng rau má liên tục trong 4 tuần có thể giảm nhanh các triệu chứng như đau nhức, mệt mỏi, chuột rút hay sưng phù ở chân.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau má có tác dụng tốt trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

Hỗ trợ vết thương mau lành, liền sẹo 

Chất triterpenoids có trong rau má có tác dụng hỗ trợ vết thương mau lành, liền sẹo. Giảm sưng tấy và làm mát vết thương cực hiệu quả. Phương thuốc này đã được lưu truyền trong dân gian mà bạn có thể tham khảo.

Tăng sức đề kháng

Rau má cung cấp nguồn vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào. Nhờ vậy, rau má có khả năng củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Đồng thời, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và nhiễm trùng.

Uống rau má mỗi ngày có tốt không?

Rất nhiều người lựa chọn cách bổ sung rau má vào khẩu phần ăn hằng ngày, bởi những công dụng tuyệt vời của loại rau này đem lại. Vậy uống rau má mỗi ngày có tốt không? 1 tuần uống rau má mấy lần?

Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 cốc nước rau má tương đương với 40g. Với trường hợp gặp các vấn đề tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch, người bệnh có thể uống khoảng 60-180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn hoặc uống nước rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Vì các đặc tính khác biệt của loại rau này nên tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có một liều dùng phù hợp. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tác dụng của rau má được phát huy tốt nhất nhé!

Bài thuốc dân gian từ rau má

Trước những lợi ích tuyệt vời đối của rau má đối với sức khỏe con người. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết vận dụng rau má vào chữa trị bệnh.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ rau má, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt: Dùng 30-100g ray má tươi giã (hoặc xay bỏ bã) lấy nước uống hằng ngày. Kết hợp với rau sam, kinh giới cho hiệu quả tốt hơn.
  • Hết vàng da do thấp nhiệt: Sắc 30-40g rau má cùng đường phèn uống sẽ hết vàng da.
  • Tiểu tiện ra máu: Giã nát ích mẫu thảo, rau má tỷ lệ 1:1, vắt lấy nước uống để chữa tiểu tiện ra máu.
  • Bệnh sởi, sốt suất huyết, tiêu chảy: Bạn có thể sắc uống từ 30-60g rau má. Với mỗi loại bệnh có thể kết hợp cùng các loại rau sau. Rau rệu với bệnh sởi. Cỏ mực với sốt suất huyết.
  • Táo bón: Dùng 30g rau má giã nát đắp lên rốn hoặc chắt lấy nước uống trị táo bón rất hiệu quả.
  • Áp-xe vú(giai đoạn đầu): Sắc uống rau má và vỏ quả cau. Thêm chút rượu sẽ cho hiệu quả cao trong điều trị áp-xe vú.
  • Đau bụng, đau lưng do hành kinh: Uống nước ép rau má khoảng 30g mỗi ngày có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Tác hại của rau má khi lạm dụng quá mức

Vẫn biết rau má có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song nếu lạm dụng quá mức, rau má có thể gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Rau má có thể gây dị ứng: đỏ da, ngứa hoặc phát ban nếu không hợp với người dùng.
  • Gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi: Rau má không phải thực phẩm dành cho mẹ bầu và đang cho con bú. Một số chất có trong loại rau này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Làm giảm hiệu quả của thuốc trầm cảm, thuốc an thần: Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này thì không nên ăn hoặc uống nước rau má. Rau má có thể khiến các loại thuốc trên không phát huy được tác dụng mong muốn.
  • Tăng lượng đường trong máu: Ăn hoặc uống rau má thường xuyên cũng là nguyên nhân gây tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nếu bạn đang mắc các căn bệnh này hãy có phương án sử dụng hợp lý.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Rau má có tính hàn nên gây lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy nhẹ. Do đó, nếu là người có đường tiêu hóa không tốt bạn cũng cần nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Những ai không nên ăn rau má?

Sau khi tìm hiểu những tác hại phía trên, có thể bạn đã biết được những ai không nên ăn rau má:

  • Bà mẹ đang mang thai và cho con bú.
  • Phụ nữ có mong muốn thụ thai.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường:
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần.
  • Người bị đầy bụng, tiêu chảy.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc tổn thương da, ung thư

Những lưu ý khi sử dụng rau má

Để rau má phát huy tối đa hiệu quả đối với sức khỏe. Bạn cần lưu ý khi sử dụng rau má như sau:

  • Rửa sạch trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh: Rau má cần được chế biến đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn sống và nên nấu chín trước khi ăn.
  • Không nên ăn, uống quá nhiều rau má: Bạn chỉ nên uống hoặc ăn một lượng rau má vừa đủ, khoảng 40g mỗi ngày. Đặc biệt, không sử dụng rau má liên tục quá một tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng sử dụng ít nhất nửa tháng rồi mới bắt đầu.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Nếu bạn gặp các triệu chứng như đỏ da, phát ban, đau bụng, buồn nôn,… thì cần liên hệ ngay bác sĩ.
  • Sử dụng rau má vào buổi trưa hoặc xế trưa: Để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất từ rau má thì bạn nên sử dụng chúng vào bữa trưa hoặc bữa xế.
  • Ăn kèm với gừng nếu bụng yếu: Những người bụng dạ kém nên ăn vài lá rau má kèm theo vài lát gừng sống.
  • Không sử dụng nước rau má thay nước lọc: Uống quá nhiều nước rau má có thể gây đầy bụng, nhức đầu hay thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Không dùng nước rau má kèm thuốc tây y: Các thành phần có trong rau má có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tây y chữa bệnh tiểu đường, thuốc giảm cholesterol,…
  • Không ra nắng sau khi uống nước rau má: Những hoạt chất trong rau má phản ứng nhạy cảm với nắng mặt trời có thể khiến bạn bị bất tỉnh, mê man.

Rau má là thực phẩm lành mạnh với nhiều công dụng tuyệt vời. Qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin về tác dụng của rau má rồi chứ. Hy vọng nhờ những công dụng hữu ích của loại rau này sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *