Huyết áp cao không còn là bệnh quá xa lạ. Những triệu chứng của cao huyết áp ảnh hưởng không nhỏ đến đến sống người bệnh. Vậy người bị bệnh huyết áp cao nên làm gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo các cách kiểm soát huyết áp qua bài viết này.
Xem thêm
- [Bỏ túi]: 10+ Cách hạ huyết áp nhanh nhất, an toàn
- Huyết áp cao là bao nhiêu? Nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại, phòng ngừa
Huyết áp cao là gì? Dấu hiệu nhận biết huyết áp cao
Trước giải đáp câu hỏi “huyết áp cao nên làm gì?” Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về huyết áp cao là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây huyết áp cao.
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.
Huyết áp cao là tình trạng huyết áp đột nhiên tăng cao bất thường. Vậy huyết áp cao là bao nhiêu? Khi huyết áp tâm thu vượt lên trên mức 140 mmHg và huyết áp tâm trương vượt ngưỡng 90 mmHg, thì được gọi là cao huyết áp.
Khi bị huyết áp cao, cơ thể có thể xuất hiện những triệu chứng như:
- Mất thăng bằng, đỏ mặt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt đi kèm với ù tai
- Đau thắt ngực, tim đập nhanh, mạnh và khó thở
- Mắt nhìn mờ, đi lại loạng choạng, dễ làm rơi đồ
- Chảy máu cam hoặc buồn nôn
- Chân tay tê bì không thể đi lại, dễ bị té
- Méo miệng, cơ mặt bị lệch sang một bên
- Lên cơn co giật, rơi vào trạng thái hôn mê
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao. Trong bài viết này, chúng tôi xin chỉ ra những nguyên nhân điển hình như:
- Tuổi tác: Những người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp.
- Quên uống thuốc: Khi bị huyết áp cao, người bệnh cần được uống thuốc để duy trì huyết áp ổn định. Nếu người bệnh quên uống thuốc sẽ khiến huyết áp có thể bị tăng đột ngột.
- Bị kích động mạnh: Tâm lý không ổn định như giận dữ, sốc,…
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê đều không tốt cho người bệnh bị huyết áp cao. Kể cả thói quen ăn mặn trong thời gian dài cũng là nguyên nhân.
- Sử dụng các loại thuốc làm tăng huyết áp như: cocaine, amphetamine, thuốc tránh thai, NSAIDs,…
- Thừa cân, béo phì: Những người ăn quá nhiều chất béo, ít vận động có nhiều nguy cơ mắc huyết áp cao.
- Di truyền bệnh: Cao huyết áp có thể xảy ra nếu tiền sử gia đình có người từng bị.
- Mắc các bệnh lý mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, thận,…
Huyết áp cao nên làm gì?
Khi thấy người bệnh có các biểu hiện tăng huyết áp cao đột ngột. Bạn cần sơ cứu tại nhà theo những cách như sau:
Nhanh chóng nghỉ ngơi – Cách hạ huyết áp cấp tốc an toàn nhất
Khi huyết áp tăng cao, người bệnh cần được nằm hoặc ngồi yên tại chỗ. Đồng thời, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Để người bệnh được nghỉ ngơi ở nơi thoải mái nhất, cởi bỏ mũ nón, phụ kiện và nới lỏng quần áo. Đặc biệt, tránh tình trạng đông người vây quanh.
Lúc nằm, hãy kê đầu người bệnh trên gối cao khoảng 30 độ so với mặt phẳng. Tuyệt đối không kê cao chân hơn đầu sẽ khiến tăng áp lực lên mạch máu não.
Đồng thời, nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hãy để họ ngồi dậy và kê gối sau lưng. Không được để người bệnh đi lại hay nói chuyện. Trong trường hợp có dấu hiệu nôn mửa, cần nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường thở. Lưu ý không cho người bệnh ăn uống nếu có dấu hiệu đột quỵ.
Kiểm tra huyết áp
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của người bệnh. Bạn cần đo huyết áp cho người bệnh để nắm bắt được chỉ số và biểu hiện để có cách xử trí kịp thời.
Trường hợp 1: Nếu chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên và không có bất kỳ triệu chứng nào như khó thở, tức ngực, đau lưng, yếu, liệt nửa người, thay đổi thị lực, khó nói, co giật, tiểu máu, nôn ói nhiều,… thì người bệnh cần được nằm yên bĩnh tĩnh và đo lại huyết áp sau 15 phút.
Tiếp tục đo huyết áp cho người bệnh lần 2. Nếu chỉ số huyết áp vẫn cao nhưng không có bất cứ triệu chứng nguy hiểm nào thì đây là cơn tăng huyết áp khẩn trương. Điều cần được ưu tiên với người bệnh là sử dụng thuốc hạ huyết áp từ từ trong 28-48 tiếng.
Lưu ý không nên dùng các loại thuốc hạ huyết áp nhanh như Nifedipin nhỏ giọt dưới lưỡi. Hạ huyết áp quá nhanh sẽ làm giảm tưới máu khiến thiếu máu lên não, thiếu máu cơ tim, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ để được kê đơn các loại thuốc điều trị huyết áp cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Trường hợp 2: Chỉ số huyết áp ở mức cao ngay trong lần đo đầu tiên, từ 180/120mmHg trở lên và có các dấu hiệu bất thường như kể trên, người bệnh cần được sơ cứu tại chỗ và gọi cấp cứu kịp thời.
Những cơn tăng huyết áp cao cực kỳ nguy hiểm, bạn không được chủ quan gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách xử lý khi tăng huyết áp tại nhà
Huyết áp cao không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy người bệnh huyết áp cao nên làm gì để hạ? Hãy tham khảo những cách xử lý khi tăng huyết áp tại nhà dưới đây, để có thể chủ động kiểm soát được huyết áp của chính mình.
Cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi – Đo huyết áp và uống thuốc đều đặn
Một trong những cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi là đo huyết áp và uống thuốc đều đặn. Việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên và uống thuốc đúng giờ sẽ giúp người bệnh duy trì huyết áp ổn định.
Ngâm chân bằng nước nóng
Bạn có thể ngồi xuống ghế và ngâm chân vào một chậu nước nóng trong khoảng 50-60 độ C. Thư giãn từ 10-15 phút để máu từ não di chuyển về phía bàn chân. Đây là cách hạ huyết áp rất hiệu quả, giúp người bệnh dần khôi phục trạng thái bình thường.
Kiên trì tập thở
Kiên trì tập thở trong một thời gian có thể giúp người bệnh cải thiện chỉ số huyết áp và hài lòng về những kết quả mà mình đạt được. Dưới đây là hai cách tập thở hiệu quả dành cho người huyết áp cao:
Hít thở kiểu ong rít
- Ngồi xuống sàn trong tư thế thẳng lưng thật thoải mái.
- Từ từ ấn mạnh hai ngón tay trỏ lên lỗ tai rồi hít một hơi thật sâu bằng mũi. Sau đó thở ra thật mạnh như tiếng ong kêu.
- Thực hiện bài tập này trong 15 phút giúp người bệnh huyết áp cao được thư giãn và giảm nhanh các triệu chứng đau đầu.
Thở bằng mũi trái
- Ngồi ở tư thế thẳng lưng sao cho thoải mái nhất.
- Đưa bàn tay trái đặt lên bụng. Lấy ngón tay cái của tay phải bịt vào lỗ mũi bên phải. Dùng mũi trái hít một hơi thật sâu, giữ nguyên vài giây sau đó thở ra.
- Thực hiện lại động tác này bằng cách hít thở thật chậm và sâu bằng mũi bên trái khoảng 3-5 phút.
- Thở bằng mũi trái là cách làm hạ huyết áp khá hiệu quả. Động tác này giúp mạch máu của bạn được lưu thông, giảm căng thẳng để kiểm soát huyết áp được tốt hơn.
Massage cổ và tai
Một trong những cách hạ huyết áp hiệu quả chính là massage cổ và tai. Đầu tiên, bạn xoa bóp theo một đường thẳng từ điểm vị trí ngay dưới dái tai đến chính giữa cổ.
Sau đó, dùng các ngón tay của mình nhẹ nhàng xoa bóp vùng cổ dọc theo đường thẳng từ dái tai đến chính giữa cổ, mỗi bên cổ 10 lần.
Cuối cùng, từ điểm dái tai, bạn kéo ngón tay ra phía trước khoảng 0.5cm rồi nhẹ nhàng massage theo vòng tròn ở cả hai bên mặt trong khoảng 1 phút.
Thư giãn ở tư thế savasana
Tư thế Savasana còn có tên gọi khác là tư thế xác chết. Tư thế này giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Trong tư thế Savasana, bạn chỉ cần nằm ngửa rồi từ từ nhắm mắt lại để cho từng cơ bắp được thư giãn trong 10 – 15 phút.
Savasana giúp cho huyết áp người bệnh nhanh chóng trở lại bình thường. Hỗ trợ cân bằng hệ thần kinh, mang lại cho bạn cảm giác thư thái dễ chịu.
Giảm cân phòng tránh nguy cơ mắc cao huyết áp
Những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, giảm cân phòng tránh nguy cơ mắc cao huyết áp. Giảm cân sẽ giúp bạn giảm chỉ số huyết áp.
Để phòng tránh tăng huyết áp, bạn nên để ý đến chỉ số vòng eo của mình, cụ thể như:
- Nam giới có nguy cơ tăng huyết áp nếu số đo vòng eo >102cm.
- Phụ nữ dễ bị huyết áp cao nếu số đo vòng eo >89cm.
Thể dục thể thao thường xuyên
Kể cả bạn không bị tăng huyết áp nhưng việc thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn hạ chỉ số huyết áp xuống mức an toàn hơn. Bạn có thể tập luyện bất cứ bộ môn gì mà mình yêu thích. Lưu ý tập vừa sức với bản thân và duy trì đều đặn.
Vận động ít nhất 3 tiếng mỗi tuần giúp giảm chỉ số huyết áp từ 5-8mmHg ở những người bị tăng huyết áp.
Tuân thủ thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp huyết áp ổn định
Việc tuân thủ thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp huyết áp ổn định. Ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein tốt, canxi, kali, magie kết hợp trái cây và rau xanh rất lý tưởng dành cho người bệnh cao huyết áp.
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế tinh bột trắng, đồ ngọt và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Chỉ cần giảm một lượng nhỏ natri trong thực đơn cũng giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm khoảng 5-6mmHg ở chỉ số của những người bị tăng huyết áp.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá và caffeine sẽ giúp bạn duy trì huyết áp ổn định. Đồng thời thuốc điều trị huyết áp cũng sẽ phát huy được hiệu quả hơn.
Giảm tỏa căng thẳng lo âu
Tức bực, nóng giận hay căng thẳng kéo dài có thể khiến gia tăng nguy cơ tăng huyết áp. Vì vậy hãy cố gắng giải tỏa những stress trong cuộc sống để tinh thần luôn được vui vẻ và phấn chấn.
- Hãy cố gắng tháo gỡ những xung đột và tìm cách dung hòa chúng sao cho hài hòa nhất.
- Dành thời gian cho những hoạt động mà bạn yêu thích để giải tỏa áp lực.
- Hít thở sâu hoặc thiền: Hoạt động này giúp bạn được thư giãn, điều hòa nhịp tim và giảm huyết áp.
Bị huyết áp cao nên ăn gì? Tỏi có phải thần dược hạ huyết áp không?
Nhiều người thắc mắc không biết bị huyết áp cao thì nên ăn gì? Liệu tỏi có phải thần dược hạ huyết áp không?
Bên cạnh các phương pháp ăn uống lành mạnh với các dưỡng chất được kể phía trên, tỏi tươi hoặc chiết xuất tỏi được khuyên dùng để hạ huyết áp. Bởi tỏi là thực phẩm có khả năng kháng nấm và kháng sinh tự nhiên.
Tiêu thụ tỏi thường xuyên giúp ngày giúp giảm huyết áp tâm thu lên đến 5mmHg và giảm huyết áp tâm trương tối đa 2,5mmHg. Ăn tỏi giúp tăng hàm lượng chất oxit nitric. Từ đó, các mạch máu được thư giãn khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.
Người bệnh cao huyết áp có thể ăn tỏi sống hoặc dùng tỏi như một loại gia vị để chế biến món ăn. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên ăn 2-4 tép tỏi. Lưu ý nếu lạm dụng quá nhiều tỏi có thể khiến người bệnh tụt huyết áp.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Khi ngủ đủ giấc mỗi ngày, người bệnh tăng huyết áp sẽ có một tinh thần ổn định. Một giấc ngủ đủ và sâu có tác động không nhỏ tới huyết áp.
Để giấc ngủ được trọn vẹn, người bệnh huyết áp cao nên:
- Đi ngủ trước 23h
- Thư giãn trước khi đi ngủ
- Không ngủ trưa quá 30 phút.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ như máy tính, ipad, điện thoại,…
- Thiết lập không gian phòng ngủ thoải mái, dễ chịu.
Uống nước gì để hạ huyết áp nhanh? Tìm hiểu những loại nước dành cho người huyết áp cao
Để hạ huyết áp thực tế không quá khó, chỉ cần người bệnh duy trì và áp dụng được lối sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Vậy uống nước gì để hạ huyết áp nhanh. Cùng tìm hiểu những loại nước dành cho người huyết áp cao tốt nhất.
- Nước lọc: Nước lọc là một trong những lựa chọn hàng đầu tốt cho sức khỏe trong việc điều trị cao huyết áp. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp huyết áp được đảm bảo.
- Sữa ít béo: Hấp thụ lượng canxi cao sẽ giúp giảm huyết áp. Sữa ít béo chứa hàm lượng canxi cao giúp cơ thể hấp thụ được canxi hiệu quả hơn.
- Nước ép quả mọng: Các loại quả mọng như việt quất, cà chua, lựu, chanh, cam hay nước ép củ dền có lượng đường thấp, với nhiều dưỡng chất rất tốt cho người bệnh cao huyết áp.
- Nước trà xanh: Thành phần chống oxy hóa trong trà xanh sẽ giúp thành mạch trở nên dẻo dai hơn. Uống nước trà xanh giúp hạ huyết áp và phòng tránh một số bệnh tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim.
- Nước hoa atiso: Nước hoa atiso giúp giảm lượng cholesterol xấu, ức chế quá trình lão hóa và cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể. Loại nước này như một vị thuốc tự nhiên giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả và nhanh chóng.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết để người bệnh biết “Huyết áp cao nên làm gì?”. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải quyết được nỗi lo mỗi khi tăng huyết áp để luôn chủ động trong mọi tình huống.